VỤ ÁN “MALO PASS”
ở Santô Tân đảo (Đoạn Kết )
ở Santô Tân đảo (Đoạn Kết )
Jean Van Son – Vanuatu sao lục và biên soạn.
... Trên 80 năm đã trôi qua. Nhưng dư âm của vụ án kinh hoàng ở Malo Pass tại đảo Santô vẫn còn vang vọng đâu đây. Một vụ án đã được ghi vào lịch sử tha phương của người Phu mộ Việt nam tại Tân đảo thời kì thực dân thế kỉ thứ hai mươi.
Để minh chứng cho sự kiện đó, Văn xin phép được phỏng dịch bài viết của ông Phùa (Luật sư LG FROUIN) đăng trên báo “Néo-Hébridais” năm 1931, về cuộc hành hỉnh đẫm máu 6 người phu mộ VN bằng máy chém lúc 6 giờ sáng ngày 28/07/1931 diễn ra tại trại lính Bảo an Tây ở Port Vila Tân đảo.
Bài báo viết như sau:
Ngày 28 tháng 7 năm 1931:
Máy chém dưới bóng dừa.
Máy chém dưới bóng dừa.
… Quang cảnh yên tĩnh của trại lính bảo an của chính quyền địa phương nằm trên một khu đồi cỏ xanh. Chung quanh có cảnh quan ngoạn mục của các villa thưa thớt nhìn ra Vịnh Port Vila, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Thường ngày tại đây, vài con ngựa ô chậm rãi gặm nhấm làn cỏ xanh rờn dưới bóng dừa râm mát. Người ta còn nghe thấy cả những tiếng cười đùa của mấy anh lính Bảo an vang dội từ những căn nhà quét vôi trắng xoá., Dưới ánh dương ửng hồng buổi bình minh của ngày 28/07/1931 hôm ấy, bỗng chốc đã biến nơi đây thành… một thảm địa đẫm máu.
Cài máy chém đưa từ Tân Thế giới về được dựng lên lúc nửa đêm, đứng sừng sững như một pho tượng của thần chết. Lưỡi dao sắc bén vô cảm, lạnh lùng, trong giây lát sẽ nhuộm máu đỏ ngòm vì phải thực hiện nhiệm vụ đưa 6 cái đầu lìa khỏi thân xác của người phu mộ tông-ki-noa.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Tân đảo, người ta dựng cái “Máy chém" ở nơi đây. Theo tư liệu của phòng lưu trữ hồ sơ tại Noumea, thì lưỡi đao tử thần này đã được cái vinh dự chém bay đầu Vua Louis XVI của Pháp và có thể là cả cái đầu của Thủ lĩnh Ropespierre nữa. Máy đã được di chuyển từ Pháp qua chặng đường dài hơn 22 ngàn cây số để tới Port Vila.
Máy chém được dưng lên đề giải quyết vụ án 6 người cu-li phu mộ Viêt nam đã tổ chức mưu sát tên chủ N. ở Malo Pass đảo Santo tháng 8 năm 1929. Ngày 27/07/1931, dưới sự giám sát của cảnh sát, tầu "La Perouse" đã vận chuyển máy chém cùng với 6 người tử tù từ Noumea về Vila để sáng sớm hôm sau thi hành án tử hình.
Cảnh sát Tây áp giải 6 tử tù từ tầu "La Pérouse" neo đậu tại Vịnh Vila.
Rất nhiều người đến dự cuộc hành hình này. Gồm các kiều dân châu Âu. các quan chức nhà nước Pháp và Anh, đại diện các chủ đồn điền, đại diện các cu-li người Viêt nam và người bản xứ. Nhưng hầu hết mọi người phải đứng xa nơi hành hình, đằng sau hàng rào cản của binh lính Pháp. Trong giới quan chức cao cấp có ngài Tổng biện lý, ngài Chánh án toà Thượng thẩm, ngài Cảnh sát trưởng, ngài Trưởng phòng Di trú, Chánh án toà Sơ thẩm, ngài Chánh xứ và một Bác sĩ trưởng ban Y tế…
Lần lượt, tử tù bị xích tay chân được hai tên lính xốc nách từ nơi giam giữ cách 40 mét tới chân bệ máy chém. Cha xứ Pierre Loubiere đã cẩn thận cuốn băng vải đen bị mắt từng người, dẫn giắt họ với những lời nguyện cầu cho linh hồn họ được thanh thản và cuối cùng nhanh chóng đưa cây thánh giá mầu đen xì vào môi tử tù trước khi họ đưa đầu vào máy chém. Cứ sau một cái đầu rơi, Cha xứ lại nhanh chóng đến phòng giam giữ để dẫn dắt một tử tù khác đến chỗ máy chém. Và cứ thế Cha xứ Loubiere đã 6 lần xác nhận là đao phủ đã “giải thoát” linh hồn cho các tử tù.
Và 6 cái đầu đã lìa khỏi xác…
Mệnh lệnh đã được thi hành chu đáo và triệt để. Thời gian thi hành án chỉ mất 20 phút.
Trên gương mặt các tử tù đều thể hiện vẻ bình thản và nén chịu.
Chính quyền địa phương đã khen ngợi tên đao phủ (người điều khiển máy chém), vì chỉ trong thời gian ngắn đã làm rơi 6 cái đầu.
Phỏng dịch theo Bài viết của Luật sư LG FROUIN
trên báo "Neo Hebridais" tháng 7 năm 1931.
… Vụ án MALO Pass ở đảo Santô đã đánh đấu một bước ngoặt lịch sử trong công cuộc đấu tranh dành quyền sống Tự do và Công lý cùa hàng vạn người công nhân phu mộ Việt nam tại Tân đảo. Âm mưu chống đối lại sự áp bức tàn bạo của chủ đồn đièn thực dân thời đó là điều tất yếu không thể tránh khỏi.
Vụ án MALO Pass là tiếng chuông cảnh tỉnh ghê gớm đối với giới chủ đồn điền trên khăp mọi nơi ở Tân đảo. Sau vụ án, giới chủ đồn điền đã buộc phải thay đổi một phần cách cư xử đối với người phu mộ Việt nam. Đến độ Nhà chức trách địa phương đã phải ra quyết định cấm không cho xây lăng mộ. Chỉ là thảm cỏ xanh, không bia mộ, không tên tuổi. Để làm gì và tại sao thì chỉ có ông Trời hoạ may mới biết được… Nhưng mãi đến năm 1946, tức là 15 năm sau đó Ông Đồng sỹ Hứa lãnh đạo Liên hiệp Thợ thuyền VN đã đưa kiến nghị yêu cầu Nhà Chức trách địa phương cho phép xây Bia mộ tưởng niêm. Sau cuộc đấu tranh kéo dài, Nhà câm quyền Pháp đã đồng ý, với điều kiện không được phép ghi tên tuổi của họ.
Thứ trương Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phú Bình và đoàn viếng mộ Liệt sĩ
Năm 2007. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phú Bình khi đến viếng Mồ Liệt sĩ đã nói: “Hành động dũng cảm của những người công nhân phu mộ VN ở MALO Pass đã mang lại kết quả nhất định trong công cuộc dấu tranh dành quyền sống Tự do và Công lý”.
Ngôi mộ tưởng niệm trước đây được xây cất. Nhưng do Nhà chức trách địa phương cấm ghi tên tuổi đã trở thành ngôi mộ “vô danh”. Đến mãi gần đây, ông Ngô Văn Vũ đã cất công tìm kiếm được danh tính của các chiến sĩ nói trên. Và một bia mộ bằng đá hoa cương với đầy đủ Họ tên cũng như ngày tháng của vụ hành hình gắn trên ngôi mộ đã được gia đình ông Đinh Văn Thân truy tặng.
Một điều đặc biệt làm ngưòi ta chú ý khi xem bia mộ: Tất cả những người bị tử hình hồi đó là người Thiên chúa giáo. Thực hư như thế nào không ai biết. Nhưng có nhiều nguồn tin xác nhận là số người này đã được Cha xứ Loubière rửa tội trước khi lên máy chém. Như vậy mặc nhiên, họ đã được công nhận là người của Thiên Chúa giáo... Cầu xin Chúa ban phước lạnh cho họ!
Một điều đặc biệt làm ngưòi ta chú ý khi xem bia mộ: Tất cả những người bị tử hình hồi đó là người Thiên chúa giáo. Thực hư như thế nào không ai biết. Nhưng có nhiều nguồn tin xác nhận là số người này đã được Cha xứ Loubière rửa tội trước khi lên máy chém. Như vậy mặc nhiên, họ đã được công nhận là người của Thiên Chúa giáo... Cầu xin Chúa ban phước lạnh cho họ!
Rồi lại nhớ đến hai cấu đối của Cụ Đồ Phấn ghi trên cột trụ của Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila như sau:
“Phốc dã đồng bào Hồng Bắc khứ”
“Ta hồ ngã chủng cách Nam quy”
có nghĩa là:
Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hông bay về Phương Bắc.
Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam.
Để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ đối với các vị Liệt sĩ Tiền bối đã anh dũng hy sinh cho một cuộc sống Tự do và Công bằng. Lớp con cháu của người phu mộ chân đăng ở đây vẫn thường xuyên viếng thăm, tu sửa mộ phần và thắp nén nhang tưởng niệm.
Voici le récit de Me LG FROUIN, publié dans le journal “Néo-Hébridais” en 1931, sur l’exécution capitale des 6 condamnés vietnamiens liés à l’affaire de “MALO PASS” en 1929 à Santo Nouvelles Hébrides..
Port Vila, 28 juillet 1931:
La guillotine sous les cocotiers
Le champ de la milice française est une belle pelouse entourée de villas claires, et domine la ville et la rade. Habituellement, quelques chevaux y paissent indolemment et l'on entend les rires sonores des miliciens dans leurs cases blanchies à la chaux. A l'aube rouge de ce matin du 28 juillet 1931, c'est le champ de la mort.
La guillotine, amenée de Nouvelle Calédonie, et dressée pendant la nuit, montre dans l'aube qui pointe, le couperet livide qui bientôt remontera cinq fois éclaboussé de rouge puisque six têtes vont tomber.
C'est la première fois qu'on élève la guillotine ici. Celle qui est dressée aurait servi (du moins son mécanisme et le couperet), d'après certains documents conservés à Nouméa, à exécuter le roi LOUIS XVI. Elle aurait également décapité ROBESPIERRE et c'est le jour anniversaire de son exécution qu'elle fonctionne dans ce lointain archipel du Pacifique à 22.000 kilomètres de la place de Grève ou elle s'érigeait au nom du Salut Public. Les condamnés sont tous Tonkinois. Les deux premiers ont assassiné en mai 1929 un de leurs compatriotes après l'avoir volé.
Les quatre autres sont les assassins de M. N... en août 1929.
Le "LA PEROUSE" du 27 Juillet les a amenés à Port-Vila, sous la garde de gendarmes, en même temps qu'étaient transportés la guillotine et ses servants volontaires, des condamnés de droit commun.
L'assistance nombreuse, composée d'Européens, d'Indigènes et d'Indochinois, retenue par la police française, ne peut voir l'exécution qu'à distance. Parmi les personnalités, le Procureur Général, le Président du Tribunal français, le Commissaire de police, le Chef du Service de l'immigration. Le Procureur au tribunal mixte. Le Chancelier de la Résidence de France et le Docteur, Chef du service de santé.
Chacun a son tour, soutenu par deux aides à cause des liens, les condamnés franchissent les 40 mètres qui séparent la case ou ils sont enfermés et la guillotine que le Révérend Père LOUBIERE essaie de leur masquer de son mieux. II les précède et les assiste de toute sa foi en leur répétant d'ultimes paroles d'espérance et en leur faisant baiser un crucifix noir. Dès qu'une tête tombe, le Père se précipite vers la case pour chercher un autre condamné et six fois de suite il se porte garant que le geste du bourreau est libérateur.
Six têtes sont tombées.
L'ordre a été parfait. L'exécution a duré vingt minutes. Les condamnés ont eu une attitude calme et résignée. Le bourreau a été félicité pour s'être acquitté de sa tâche en si peu de temps.
LG FROUIN
"Le Néo-Hébridais"
Port Vila, 28 juillet 1931
Port Vila, 28 juillet 1931