SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tại Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) có từ bao giờ?
Những sự kiện
đáng ghi nhớ trong cuộc sông „Tha phương“ của người Việt nam trước và sau
thời kì nô lệ tại
Tân đảo (New
Hebrides – Vanuatu)
Jean Vanson – Vanuatu (sưu tầm và lên trang Blog)
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sông
tha phương của người phu mộ Việt nam cuối thế ki 19 sang thế kỉ 20 là cả một
chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ của cuộc sông gian truân cực khổ của người
cu-li thời nô lệ. Tác giả không có tham vọng mô tả lại toàn bộ trang sử bi ai
của ông bà cha mẹ, những người đã từng là những nhân chứng sống động của chuỗi
ngày đen tối đó. Mà mục đích chính là ghi lại những sự kiện và sự viêc tim được
trên các nguồn thông tin liên quan đến người VN ở Tân đảo trước và sau thời kì
nô lệ (1945) mà thôi.
Do tình
hình thiên tai lũ lụt kéo dài ở miến Bắc VN dẫn đến nạn đói khổ triền miên.
Buộc người nông dân lao động ồ ạt đăng kí đi phu mộ. Đa số đi phu mộ làm cao su
ở miền Nam VN. Số còn lại đi Tân Thế giới làm cu-li mỏ kền và đi Tân đảo làm
phu đồn điền trồng dừa, cà phê… Những người đi lao động xa xôi như thế được gọi
là « tha phương cầu thực ». Mà phương Tây dùng danh từ « diaspora » để giải thich cho những cộng đồng dân cư di
chuyển từ nơi này qua nơi khác.
Vậy chúng
ta cũng nên tìm hiểu đôi điều về danh từ
« diaspora » tức sự phân tán cộng đồng dân cư xem sao.
Theo Wikipedia
thì Danh từ « diaspora » có nguồn gốc từ Hy lạp dùng để mô tả sự phân
tán của một cộng đồng dân cư hoặc một dân tộc qua các khu vực khác nhau trên thế
giơi. Thời xa xưa, Cộng đông dân cư Phô xêa (Phocea) ở Pháp buộc phải di tản nhường đất
cho đế chế Massalia năm 600 trước CN. (Thành phố cảng Marseille có nguồn gốc từ
Massalia).
Diaspora dịch
theo tiếng Pháp là « dispersion » có nghĩa là phân tán đi các nơi.
Ngày nay người ta còn gọi là cuộc di tản được áp dụng trên toàn thế giới. Bắt
đầu từ Ái Nhĩ lan di cư sang Hoa kì. Châu Phi sang châu Mĩ. Đông nam Châu Á ra
vùng Thái bình dương v.v…
Ở Việt Nam, dân Bắc kì nông dân bị bắt đi làm cu-li phu mộ ở các đồn điền cao-su ở miền Nam hoặc tự nguyện đăng kí phu mộ đi
Tân Thế giới Tân đảo v.v… cũng nằm trong sự phân tán cộng đồng. Nôm na thì người
ta hiểu đó là cuộc sống « Tha
phương cầu thực ».
Bài viết
dưới đây chỉ ghi lại sự kiện hoặc sự việc nổi bật của từng thời kì mà thôi.
Mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến phê bình xây dựng của độc giả, nhằm làm cho
sự ghi chép càng ngày được hoàn thiện thêm.
Xin chúc
mọi người sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
Thời kì đầu từ 1900 đến 1940
Con tầu La Bê-rui (La Perouse) chuyên chở người phu mộ VN đi Tân Thế giới và Tân đảo từ năm 1920 đến 1936. Sau đó là tầu Bê-rô-ti (Pierre Loti) thay thế cho đến năm 1940 thì ngừng hẳn do thế chiến thứ hai bùng nổ ở Thái bình dương.
Năm 1900-1910. Sự hiện diện của người Việt nam đầu tiên ở Tân đảo (New
Hebrides-Vanuatu) vào quãng năm 1900-1910. Họ là ai? Chắc chắn họ
không phải là dân đi phu mộ mà chính là những người làm chính trị chống
lại chính quyền bảo hộ và vua quan phong kiến ở Việt nam. Họ bị
bắt tù giam ở Côn đảo (Poulo Condor) và lưu đầy cấm cố sang Tân Thế giới (New
Caledonia) từ những năm 1891. Rồi sau đó một số được thuyên chuyển
sang cấm cố ở Tân đảo.
Năm 1911. Bằng chứng là Toà án thường phạm ở Port Vila đã xử ông Nguyen Van
Hoi (bản tiếng Pháp không có dấu) về tội danh bán rượu lậu cho dân bản
xứ. Toà án tuyên phạt như sau:
...“Căn cứ vào biên bản ghi ngày 1/9/1913, Nguyen Van Hoi đã khai nhận
buổi sáng 14/8/1913, có bán nửa lít rượu Rhum cho tên Sam hay Frond người Santo
(Tân đảo), sinh sống tại Port Vila với số tiền là 2 si-linh tiền Anh (tương
đương 2 franc 50 xăng-tim tiền Pháp).
Căn cứ vào biên bản của ông Chánh cẩm và lời khai của thủ phạm ngày
21/04/1911 về sự việc xẩy ra tương tự, sẽ thi hành án theo luật định đối
với can phạm. Do đó Toà tuyên phạt Nguyen Van Hoi 50 franc và 3 ngày tù
giam cộng với tất cả chi phí liên quan.
Bản án mang số hiệu 219 ngày
9/09/1911.
Nguyên bản tiếng Pháp.
…"Attendu que par exploit daté du premier septembre 1913 N’Guyen
Van Hoi a été cité à l’accusation d’avoir vendu de bon matin, le
quatorze août 1913 à un indigène de Santo (Nouvelles-Hébrides) nommé Sam ou
Frond, demeurant à Port-Vila, un demi litre de rhum pour la somme de deux
shillings ;
Attendu que un procès Verbal du Commandant de milice française en date du
quinze août 1913, et de 1'aveu du contrevenant, il résulte que le quatorze août
1913, à Port-Vila (Nouvelles Hébrides) le nommé N'Guyen Van Hoi a vendu à
l’indigène Sam ou Frond de Santo. (Nouvelles Hébrides) une demi bouteille de
rhum, pour la somme de deux francs et cinquante centimes;"
…"Attendu que le Contrevenant est en état de récidive légale pour
avoir été condamné le vingt et
un avril 1911 pour la même contravention ; qu’il y a lieu
d’en tenir compte dans l’application de la peine ; Par ces motifs :Condamne N’Guyen Van Hoi à cinquante
francs d’amende à trois jours de prison et en tous frais et depends.
."AffaireNo219 Audience
correctionnelle du 9 septembre 1913.
Năm 1920. Quyết định về
việc tuyển mộ lao đông Bắc kì cho Tân đảo được kí kết ngày 19/10/1920.
Nhưng mãi đến năm 1922-1923, ông Lăng-xông điền chủ ở đảo Ê-pi đã tự động
về Việt Nam làm thủ tục đưa người phu mộ Bắc ki đi sang Tân đảo. Chuyến tầu chở
phu mộ theo hợp đồng chính thức thực hiên vào tháng 4 năm 1923.
Trích văn bản "Sự giúp đỡ
của xứ Đông dương đối với Tân đảo" (L'aide de l'Indochine aux Nouvelles
Hebrides).
Lược dịch văn bản
tiếng Pháp dưới đây:
Trong những năm
1919-1920, Hình hình trở nên bi đát ở Tân đảo. Việc chặt phá rừng khai hoang
chưa phải công việc nặng nhọc nhất. Công đoạn tiếp theo mới vất vả hơn nhiều.
Cần phải có một lực lượng nhân công nhất định để thu hái cà-phê, nậy cùi dừa,
thu hài ca cao và hàng trăm công việc khác như phát cỏ, làm vệ sinh đồn điền
v.v… Uy lực xâm hại cực nhanh của rừng nhiệt đới có thể tiêu diệt cả một đồn
điền rộng lớn trong chớp nhoáng nếu không được giữ gìn duy tu hàng ngày. Vấn đề
khó khăn bí bách trong việc tuyển mộ nhân công nội địa đã bị bế tắc hoàn toàn.
Làm tê liệt tất cả bộ máy khai thác sản xuất, có thể làm tiêu tan mọi nỗ lực và
thành quả lao động mà các điền chủ đã đầu tư tiền tài và sinh mạng trong suốt
hơn 40 năm qua, nhằm mục đích bảo vệ và củng cố quyền lợi của nước Pháp tại Tân
đảo.
Những điền chủ ở Tân
đảo khao khát và mong muốn có được một đội ngũ nhân công tương tự như các cộng
sự đồng hương của họ ở bên New Caledonia hiện đang sở hữu. Những nhân công xuất
xứ từ Đông dương thuộc Pháp hay xứ Nam dương, nơi mà chính phủ Hòa lan đã đồng
ý cho họ di trú, họ đặt lòng tin dựa vào sự trong sáng nổi tiếng dưới chế độ
thực dân của Pháp. Trong thời gian này có một điền chủ người Pháp lần đầu tiên
tìm đường về xứ Đông dương để làm việc với các quan chức thuộc địa ở đây nhằm
tìm giải pháp hữu hiệ cho vấn đề này. Ông ta có tên là Lăng-xông (Lançon) điền
chủ ở đảo Ê-pi. Ông Lăng-xông quê gốc ở Đô-phi-nê (Dauphiné). Một điều lạ ở Tân
đảo là hiếm có một người có kiến thức
cao như ông. Ông đã xây dựng và sở hữu một số doanh nghiệp quan trọng. Để tưởng
nhớ đến quê hương của mình, ông đã đặt tên cho vùng đất của ông là đồn điền
A-lô-brô-dơ (Plantation des Allobroges).
Trước đây, Chính quyền
Pháp ở Tân đảo cũng đã từng có cuộc thương thuyết với Chính quyền Pháp tại Đông dương về vấn để tuyển dụng lao
động Bắc-ki, nhằm mở rộng đất đai canh tác, điều mà bên láng giềng Tân
Caledonie đã và đang làm. Nhưng câc cuộc thương thuyết diễn biến quá chậm chạp
gần như bế tắc. Do không có thông tin chính xác, nên Chính quyền Đông dương vẫn
tỏ ra dè dặt. Họ quan ngại rằng nếu không cẩn thận dễ trở thành nạn nhân của
một đất nước còn rất xa lạ, lại man rợ và lạc hậu, rằng chính quyền Pháp còn
phải gánh vác trách nhiệm đối vơi công dân dưới quyền bảo trợ của họ.
Khác với Chính quyền
Tân đảo, ông Lăng-xông đã được đón tiếp nồng nhiệt ở xứ Đông dương. Tài hùng
biện của ông trong việc thuyết trình có
tình có lý về tình trang khẩn cấp ở Tân đảo đầy tính thuyết phục, đã được Chính
quyền Đông dương chấp thuận. Thời gian ông Lăng-xông có mặt ở Đông dương vào
quãng năm 1922-1923. Chính quyền Đông dương đã cấp giấy phép đặc biệt mang tính
chất thử nghiệm cho Ông Lăng-xông trở về đảo Ê-pi mang theo một số công nhân và
người lao động Bắc-kì. Giấy phép đặc biệt đã được xác nhận theo Quyết định kí
ngày 31/7/1923, chiểu theo tinh thần quyết đinh đã kí ngày 19/10/1920, nêu rõ
điều kiện nhập cư vào lãnh thổ New Caledonia đối với người phu mộ Bắc-kì.
Quyết định này cũng
chì là bước đầu để thực hiện giải pháp mà thôi. Nó được áp dụng tạm thời đánh
dấu cho việc ông Lăng-xông được phép tuyển dụng nhân công xuất xứ từ Bắc-kì đến
làm việc tại Tân đảo qua hai chuyến tầu tháng 4 và tháng 8 năm 1923.
En 1919-1920, la situation devint catastrophique. Le travail sur les plantations, lorsque les opérations de débroussage sont terminées, n'est pas très fatigant. Il nécessite cependant une main-d'œuvre abondante et sérieuse pour le ramassage et le traitement des noix dans les cocoteraies, pour le nettoyage incessant et les opérations de la récolte dans les caféeries et les cacaoyères. La vigueur de la végétation condamne très rapidement à mort une plantation non entretenue. La quasi-impossibilité de recruter désormais la main-d'œuvre locale allait anéantir, en tuant toutes les exploitations, l'effort de tous ces Français qui, depuis quarante ans, luttaient sur les îles pour y maintenir et y consolider le pavillon de leur patrie. Les colons des Nouvelles-Hébrides voyaient avec envie leurs compatriotes, installés en Nouvelle-Calédonie, qui pouvaient se procurer dans leurs exploitations l'aide des coolies venus d'Indochine française ou celle des Javanais, dont le gouvernement hollandais autorisait chez eux l'émigration en raison de la réputation de grande salubrité que possède cette colonie française. C'est à cette époque qu'un colon français prit l'initiative de se rendre en Indochine auprès des dirigeants de cette grande colonie. Il s'appelait Lançon et était installé à Api. M. Lançon, originaire du Dauphiné, était, ce qui est rare aux Hébrides, un homme fort cultivé. Il possédait de très importants établissements qu'il avait créés et auxquels, en souvenir de son pays natal, il avait donné le nom de «Plantation des Allobroges»
Depuis déjà quelques temps, l'Administration française des Nouvelles-Hébrides avait engagé des conversations avec le gouvernement général de l'Indochine pour obtenir l'extension aux Nouvelles-Hébrides de l'organisation d'introduction de la main-d'œuvre indochinoise, qui fonctionnait déjà pour la Nouvelle-Calédonie. Ces conversations étaient lentes. Le gouvernement général de l'Indochine, mal informé, soucieux de défendre contre l'éventuelle et âpre exploitation dont ils pourraient être victimes dans ce pays presque inconnu et sauvage, les protégés français dont il avait la responsabilité, hésitait. M. Lançon fut très bien accueilli en Indochine. Il plaida si bien, et avec une telle autorité, la cause des planteurs et colons français qui était celle de la France, qu'il obtint l'accord des pouvoirs publics. Son séjour en Indochine se situe en 1922-1923. Il revint aux «Allobroges», amenant avec. lui une certaine quantité d'ouvriers et de coolies indochinois pour lesquels il avait reçu à titre d'essai une autorisation spéciale des pouvoirs publics. Un arrêté du 31 juillet 1923, en confirmation de cette autorisation, étendait aux Nouvelles-Hébrides, les dispositions de l'arrêté du 19 octobre 1920, lequel réglait les conditions de l'introduction en Nouvelle-Calédonie de la main-d'œuvre indochinoise. Cet arrêté n'était toutefois qu'un premier pas vers la solution. Il ne s'appliquait provisoirement qu'à la main-d'œuvre exceptionnellement importée par M. Lançon et qui comprenait les Indochinois introduits aux Hébrides par les deux convois d'avril 1923 et d'août 1923.
Gia đình cụ Nguyễn Ngọc Xuyến ở Bladinieres Efate
Hợp đồng lao
động: Thời hạn 5 năm. Hết hạn, có thể ký tiếp hợp đồng 3 năm một lần.
Lương: 80 franc
2 năm đầu, nâng 90 franc năm thư 3 và 100 franc 2 năm cuối. Chủ phải chi trả
4.000 franc/1 đầu người cho cơ quan tuyển dụng lao động gồm các khoản chi phí hợp
đồng, chuyển nhượng và hồi hương sau này.
Các chi tiết khác theo tư liệu của tác giả Virginie RIOU:
...”Điều kiện
hơp đồng đăng kí đi phu mộ sang Tân Thế giới – Tân đảo hết sức hấp dẫn. Ngoài
khoản tiền được ứng trước, Tiền lương thoả thuận hàng tháng đối với lao động
nam là 80 franc, nữ là 60 franc. Khẩu phần ăn hàng ngày: 500g gạo, 250g bánh
mì, 250g thịt hoặc cá v.v... hơn hẳn khẩu phần tính toán theo lý thuyết đối với
một người dân sinh sống ở Đông dương là 315g. Theo thoả thuận, họ được chu cấp quần
áo, nhà ở, thuốc hang chữa trị bệnh miễn phí, kể cả việc chăm sóc nuối dưỡng
trẻ nhỏ và một nhà hộ sinh. (Nhưng trên thực tế đã bị chủ cắt giảm không điều
kiện)
Một số thoả
thuận khác đã hứa là một tuần làm việc 5 ngày rưỡi (chiều thứ bẩy và chủ nhật nghỉ),
mỗi ngày làm 9 tiếng. Thay vào đó, một khi đã kí kết giao kèo, người lao động
sẽ mất quyền “tự do” đi lại và buộc phải có giấy thông hành (trên thực tế họ
mất cả tên thật của mình vì thay vào đó là một số báo danh vì Chủ cho là tên
Việt rất khó gọi).
Thời hạn hợp
đồng bắt buộc là 5 năm. Sau này ở Tân Caledonie, do hoàn cảnh điều kiện nào đó
người lao động phu mộ đã tự đặt cho mình một cái tên là “chân đăng” đồng nghĩa
với “hai chân bị trói buộc” (Pieds liés)...
Xin mời quý vị bấm vào link dưới đây để đọc bài viết về "Người nô lệ da vàng ở Tân đảo"....
Hình ảnh người lao đông phu mộ VN ở Tân đảo năm 1938-1939
Năm 1923. 145 người phu mộ đến
Port Vila theo hợp đồng tuyển mộ chính thức. Tính đến 1940 đã có 21.915 người
phu mộ lần lượt đến và đi. Đa số là dân Nam định, Thái bình. Còn lại là Hải
dương, Kiến an, Hưng yên, Hà nam, Ninh bình, Băc ninh v.v... Cứ 5 người nam có
1 người nữ.
Diện tích khai
phá bùng nổ 1920 đến 1930: Trồng dừa, cà-phê, ca-cao tăng từ 8.000 ha lên
16.000 ha. Thu hoạch từ 3.000 tấn lên 14.000 tấn. Dân Melanesian không đồng ý
với chủ thì họ tự ý bỏ vê nước. Dân Việt nam không có đường thoát thân nên phải
gắn bó với chủ.
1928. Vụ hỏa hoạn lớn gây thảm họa cho hãng buôn Ballandeở Port Vila Tân đảo.
Năm 1928. Các kho hàng Hãng Ballande ở Port Vila Tân đảo đã bị đốt cháy rụi gây thảm
hoạ: 16 người chết cháy, trên 2 chục bị thương nặng, thiệt hại lên tới hơn 10
triệu franc. Dù không công khai nhưng người ta cũng nghi ngờ đây là vụ phá hoại
có liên quan đến phu mộ VN.
Bức thư lâu đời nhất trở thành di sản văn hóa của người phu mộ VN tai Santo Tân đảo
·
Thư từ Năm 1929. (Courrier). Một trong những bức thư lâu đời nhất không người nhận người ta tìm thấy được ở kho
lưu trữ. Bức thư của ông Phạm Chức làm việc ở Tông Công ty liên doanh Pháp – Tân đảo
( Compagnie Generale Franco – Hebridaise). Gửi từ Santo ngày 10 tháng 9 năm 1929 cho người em
ruột tên Phạm Quyền. Là lính mang số 6.614
đóng tại Ban Mam Cươm.
Chắc là ông em không nhận được cho nên bức thư đã quay trở
lại nơi gửi.
Năm 1929. Vụ trọng án tại Malo-Pass. Không chịu khuất
phục trước sự tàn bạo độc ác của bọn chủ. 4 người phu mộ VN đã tổ chức hạ sát
tên chủ đồn điền Xơ-va-liê (Chevalier). 4 người này cộng với 2 người gây án
mạng khác đã bị Toà án kết án tử hình. Tầu “Regulus” đã chở họ sang Nouméa giam
ở Nouville.
Xin mời quý vị click vào link dưới đây để đọc bài viết "Vụ án Malo Pass" của cụ cố Phùa tức LG Frouin năm 1931.
Phần đầu:
Phần kết thúc:
Lính Bảo an và cảnh sát Pháp áp giải 6 người tử tù VN bị dẫn độ
từ Noumea về Port Vila ngày 27/07/1931.
Cỗ máy chém chuyển từ Noumea Tân Caledonie về Port Vila Tân đảo
Ngày 27/07/1931. Tầu “La Pérouse” đã chở máy chém và 6 tử
tù Việt nam từ Nouméa vè Port Vila. Máy chém đã được dựng lên trong đêm hôm đó
đế sáng sớm hôm sau thi hành án tử hình tại trại lính Bảo an bên cạnh nhà tù ở
Port Vila.
Phía xa bên tay phải có mấy bóng cây dừa là địa điểm đặt cỗ máy chém chặt đầu 6 tử tù người VN năm 1931. Khuất phía tay phải là nhà tù của chính quyền đia phương thời đó.
Ngày 28/07/1931. Đúng 6h00 sáng. Lần đầu tiên trong lịch
sử ở Tân đảo diễn ra cuộc hành hình đẫm máu bằng máy chém sát hại 6 tử tù người
Việt nam. Những người phu mộ này không chịu nổi sự áp bức hà hiếp dã man của
chủ đồn điền nên đã tổ chức hạ sát tên chủ Chevalier tại Malo-Pass ở Santô. Hầu
hết người Việt nam làm trong các đồn điền ở các đảo đã nghỉ việc để phản đối.
Họ đeo khăn tang để truy điệu và tưởng nhớ những người đã hy sinh vì Tự do và
Công lý,
Năm 1930 - 1937. Khủng khoảng kinh tế ở Tân đảo. 15.000
tấn sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu giảm xuống 10.000 tấn. Tổng giá trị
39 triệu franc giảm xuống 11 triệu. Do khủng khoảng kinh tế ở Tân đảo.
Tạm ngừng du nhập lao động từ Việt nam. Tổng số hơn 5 ngàn giảm xuống còn 2.300
người.
Ông Đồng Sỹ Hứa là người ngồi vắt chân chính giữa
Năm 1938. Các ông Đồng Sỹ Hứa, Nguyễn Đức Thận và Hoàng
Vĩnh Lạc tới Port Vila làm quan Thông phán tại Toà sứ Pháp. Sau đó ông Hoàng
Vĩnh Lạc được cử đi sang Santo. Có tin ông Hoàng Vĩnh Lạc mất tích ở Santô. Ông
Phán Thận được điều chuyển đi làm việc ở Phủ Toàn quyền Pháp tại Noumea Tân
Caledonie. Ông Đông sỹ Hứa ở lại làm việc tại Tòa sữ Pháp Port Vila Tân đảo New
Hebrides/Vanuatu.
Năm 1940. Chuyến tầu cuối cùng chở người công nhân phu mộ Bắc kì đến Tân đảo - Tân Thế giới. Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ ở Đông dương và vùng Solomon Nam Thái Bình dương.
Xin kính mời quý vị xem tiếp phần hai từ năm 1941 đến năm 1963, chuyến tầu hồi hương thứ nhât của Việt kiều Tân đảo trong kì tới.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã ghé thăm Blog và chia sẻ.
Xin mời quý vị bấm vào link này để thăm thành phố Port Vila Vanuatu trên trang ảnh của jeanvanjean:
Xin trân trọng cảm ơn và chúc quý vị vui khoẻ.
Port Vila dans les années 1930
Evènements historiques de la diaspora des ouvriers vietnamiens
avant et après la période coloniale aux Nouvelles-Hébrides (Vanuatu)
1ère Période de 1900 à 1938
1900: La présence des premiers Vietnamiens aux Nouvelles-Hénrides débuta dans les années de 1900-1910. Ils furent parmi les déportés politiques vietnamiens exilés et emprisonnés au Camp Est et à Nouville Nouméa en 1897 et extradés à Port Vila
1911: Preuve incontestable de cette présence a été révélée suite à l’audience du Tribunal mixte à Port Vila condamnant NGUYEN Van Hoi:
…"Attendu que par exploit daté du premier septembre 1913 N’Guyen Van Hoi a été cité à l’accusation d’avoir vendu de bon matin, le quatorze août 1913 à un indigène de Santo (Nouvelles-Hébrides) nommé Sam ou Frond, demeurant à Port-Vila, un demi litre de rhum pour la somme de deux shillings ;
Attendu que un procès Verbal du Commandant de milice française en date du quinze août 1913, et de 1'aveu du contrevenant, il résulte que le quatorze août 1913, à Port-Vila (Nouvelles Hébrides) le nommé N'Guyen Van Hoi a vendu à l’indigène Sam ou Frond de Santo. (Nouvelles Hébrides) une demi bouteille de rhum, pour la somme de deux francs et cinquante centimes;"
…"Attendu que le Contrevenant est en état de récidive légale pour avoir été condamné le vingt et un avril 1911 pour la même contravention ; qu’il y a lieu d’en tenir compte dans l’application de la peine ; Par ces motifs :Condamne N’Guyen Van Hoi à cinquante francs d’amende à trois jours de prison et en tous frais et depends.
."AffaireNo219 Audience correctionnelle du 9 septembre 1913.
1920: «Premiers travailleurs vietnamiens non-officiels aux Nouvelles-Hébrides”. Le colon Lançon recruta directement du Viet nam et à son propre compte 65 tonkinois dont 10 femmes à travailler dans ses plantations sur l’Ile de EPI. Peu après un Bureau de recrutement des travailleurs pour la Nouvelle-Calédonie et les Hébrides fût installé à Hanoi.
Extrait du texte de Virginie RIOU.
Les conditions de recrutement sur contrat pour les Nouvelles-Hébrides et la Nouvelle-Calédonie étaient alléchantes. En plus d’une avance qui leur était immédiatement remise, le salaire proposé était de 80 francs par mois pour les hommes (60 francs pour les femmes), les rations quotidiennes de nourritures promises (500 g de riz par jour, 250 g de pain, 250 g de viande, etc.) nettement supérieures à la ration quotidienne théorique par habitant en Indochine, qui n’excédait pas plus de 315 g. Des vêtements leur étaient aussi promis, des logements décents, l’accès à des soins médicaux gratuits, y compris pour leurs enfants également nourris , et une nursery.
Enfin dernières promesses et non des moindres : le travail se réduisait à 5 jours et demi par semaine, les journées à 9 heures. En contrepartie les travailleurs, assignés à résidence, étaient privés de leur liberté de circulation et soumis au port d'un laissez-passer.
Ainsi le contrat « attachait » les travailleurs à la plantation pour cinq années. Cette situation fut plus tard résumée par les travailleurs tonkinois qui se nommèrent « Chân Dang », un surnom signifiant littéralement
« pieds liés ».
1923: 145 premiers travailleurs vietnamiens engagés sous-contrats officiels venus aux Nouvelles-Hébrides. Jusqu’en 1940, la totalité des recrutés d’origine du Tonkin s’élève à 21.915 âmes venant et partant. La majorité originaire des provinces de Nam dinh et Thai binh. Le reste venu de Hai duong, Kien an, Hung yen, Ha nam. Ninh binh, Bac ninh etc... Le pourcentage est de 1 femme sur 5 hommes.
Boom de production entre 1920 et 1930, l’apport de main-d’œuvre tonkinoise doubla la superficie des plantations, qui passa ainsi de 8 000 à un peu plus de 16 000 hectares. L’exportation a été quintuplée de 3.000 tonnes à 14.000 tonnes. La main-d’oeuvre mélanésienne non contente abandonne carrément leur travail et retourne au pays. Mais ce n’est pas le cas pour les travailleurs asiatiques: ils ont été déjà “liés” avec leur patron.
1928:
Sinistre incendie de La Maison Ballande à Santo causa la mort de 16
personnes et 20 blessés graves. Les pertes s’évaluent à plus de 10
millions de CFP. On soupçonnaît à la participation indirecte de la
main-d’oeuvre tonkinoise.
27/07/1931: Le “La Pérouse” transporta la guillotine et les 6 condamnés tonkinois de Nouméa à Port Vila. La guillotine fût dressée dans la nuit même au quartier de la milice française, qui se trouve à côté de la prison, pour exécuter les 6 condamnés le lendemain matin avant le lever du soleil.
28/07/1931: 6h00 du matin. La première fois dans l’histoire des Nouvelles Hébrides eût lieu l’exécution capitale sanglante des 6 condamnés tonkinois liés à l’assassinat du colon Chevalier à Malo-Pass Santo en 1929. Les travailleurs tonkinois de toutes les plantations se sont mis en grève et en deuil pour la mémoire de leur compatriotes sacrifiés pour la Liberté et la Justice, et en guise de protestation contre les autorités locales.
1930-1937: Crise économique aux Nouvelles-Hébrides. De 15.000 tonnes de produits pour l’exportation réduits à 10.000 tonnes. Valeur globale d’exportation de 39 millions à 11 millions. Dûe à cette crise, l’importation de la main-d’eouvre indochinoise a été interrompue. Le nombre de travailleurs tonkinois de plus de 5.000 tomba à 2.300 têtes.
1938-1939: Amélioration de l’économie du pays. On continua à faire parvenir la main-d’oeuvre du Tonkin (Nord Viet nam) jusqu’en 1940.