Powered By Blogger

Sunday, April 29, 2018

Hình ảnh người phu mộ Bác kì ở Tân đảo thế kỉ 19...


HÌNH ẢNH NGƯỜI PHU MỘ BẮC KÌ
Và các địa danh, cơ sở liên quan
THẾ KỈ 19 ở Tân đảo/Vanuatu


IMAGES DES ANCIENS TRAVAILLEURS ENGAGES TONKINOIS
Inclus les sites et environs correspondants
du 19eme Siècle aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu

aRose11.gif


Jean Vanson sưu tầm và lên trang Blog
Recherche et mis en page par l’auteur



Lời nói đầu



Mục đích của việc tập hợp tóm tắt một số sự kiện bằng hình ảnh nhằm nêu lên quá trình tiến triển của công cuộc tha phương của người lao động Việt nam, xuất thân từ người nông dân chân lấm tay bùn xa rời quê hương đến làm việc ở Tân đảo thế ki 19. Và kết thúc bằng công cuộc đấu tranh lịch sử thắng lợi đòi quyền sống tự do binh đẳng và công cuộc hồi hương chính đáng về nước Việt Nam thân yêu của họ.

Ce bref reportage en images a pour but de récapituler les évènements qui font partie de l’histoire de la « diaspora » des anciens travailleurs engagés sous-contrat vietnamiens dits tonkinois aux Nouvelles Hebrides du 19eme siècle. Et le rude combat historique réclamant leur droits de liberté et égalité. Et finalement par le droit de l’obtention du légitime rapatriement dans leur très cher pays natal.


1926. Phòng đăng kí phu mộ người đông dương tại Hải phòng.
Bureau de recrutement des travailleurs engages indochinois à Hai phong



1923. Bến Sáu kho Cảng Hải phòng. Từ nơi này người phu mộ đã rời bỏ quê hương dấn thân đi tìm miền đất hứa.
Les recrutés engagés sous-contrat ont du quitté leur bercail pour s’y aventurer au pays de l’eldorado




1939. Hình ảnh Công nhân phu mộ tông-ki-noa (Bắc kì) làm việc trong đồn điến dừa ở Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
Images des  travailleurs engagés tonkinois dans une plantation de cocotiers aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu.


Le dépôt central de Port Vila Nouvelles Hebrides.
Centre d'accueil des travailleurs engagés venant de et partant pour Haiphong Viet nam. Construit avant 1920. Apres 1940, ce lieu était devenu hôpital des psychiatriques.
Trại đề-bô trung tâm (ảnh bên trái) tại  Port Vila Tân đảo. Nơi tập trung đến và đi của người phu mộ VN tại Tan đảo. Xây dựng năm 1920. Sau năm 1940, nơi đây đã trở thanh nhà thương dành cho người mắc bệnh tâm thần.


Hôpital indigène à Port Vila Nouvelles Hebrides. Construit dans les années 1920. Actuellement, le building Pompidou a pris place.

Nhà thương đen. Nơi đây cũng dành cho các bệnh nhân người phu mộ VN. Xây dựng quãng năm 1920. Sau này là tòa nhà mang tên Pompidou.





1931. Débarquement des condamnés à mort. Tử tù đưa từ Noumea về Port Vila cùng với cỗ máy chém (Internet)

1931. Cầu tầu Ba-lăng. Tầu La Perouse đưa 6 tử tù VN bị áp giải từ Noumea về Vila Tân đảo. Trong số đó có 4 người liên quan trực tiếp đến vụ án Malo Pass năm 1929. (ảnh internet)



1931. Tầu “La Perouse” (La Bê-rui) đã chuyên chở 6 người tử tù VN từ Noumea về Port Vila. Trong số đó có 4 người lien quan trực tiếp đến vụ án Malo Pass tại Santo Tân đảo. Có chở theo 1 cỗ máy chém đã từng chặt đầu nhiều người tử tù ở Tân Thế giới.
 
1931. Le bateau “La Perouse” venu de Noumea transportant à son bord les 6 condamnés à mort, dont 4 sont liés à l’Affaire  Malo Pass de Santo Nouvelles Hebrides/Vanuatu en 1929. Également une pièce de guillotine servant à la peine capitale des condamnés.


1930. Habitation de colon avec sa famille et ses ouvriers dans une plantation de cocotiers aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu.
1930. Ảnh chụp nhà ở của chủ đồn điền cùng với gia đình và người làm việc trong một khu rừng trồng dừa ở Tân đảo/Vanuatu.

1928. Travailleurs engagés tonkinois au décorticage de cocos aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu (internet)
Công nhân phu mộ VN đang hái dừa. Bổ và nạo cùi dừa trong đồn điền ở Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.


Đồn điền dừa do người phu mộ VN trồng tỉa ở Tân đảo New Hebrides/Vanuatu...
1930. Cocoteraies aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu. Ces cocotiers ont été plantés par les travailleurs engagés tonkinois.



Đốc tờ tiêm thuốc chữa bênh sốt rét rừng ở Tân đảo New Hebrides/Vanuatu. (internet)
1930. Piqures contre la malaria aux Nouvelles Hebrides.

1930. Nồi lớn bằng gang dùng để nấu cơm cho công nhân phu mộ VN tại sở Phùa, Hiện vật vẫn còn nguyên vẹn tại nhà riêng của gia đinh Frouin ở Tagabe.
Marmites géantes en fonte servant à la cuisine pour les travailleurs engagés aux plantations Frouin à Mélé Nouvelles Hebrides. Se trouvent exposées actuellement dans le jardin de la Famille Frouin à Tagabé.




1930. Le debroussaillage aux Nouvelles Hebrides
Chặt phá rừng lấy đất trồng dừa, cà phê tại Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.



Phu mộ VN phơi cùi dừa dưới nắng nóng trong đồn điền ỏ Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu).
1930. Le séchage du coprah sous le soleil ardent dans une plantation aux Nouvelles Hebrides.



1930. Công việc nặng nhọc trong đồn điền dừa. Ngay cả phụ nữ cũng phải tham gia gánh vác công việc cùng nam giới.
Le dur labeur dans une plantation aux Nouvelle Hebrides, que même les femmes tonkinoises ne sont pas épargnées.


1938-1940. Các đồn điền ở Tân đảo đã xây dựng nhà sấy dừa. Trời nắng thì đẩy giàn phơi ra sân. Trời mưa hoặc buổi tối sấy bằng vỏ dừa khô trong lò.
Les planteurs aux N.H. ont construit les séchoirs de coprah. Beau temps, on expose le coprah au soleil. Le soir ou mauvais temps, on le fait sécher au four.

1930. Ngày lễ hội. Phu mộ VN biểu diễn cà khêu tại đường phố  ngay trước cừa hàng Ba lăng CFNH Port Vila Tân đảo.
1930. Jour de Fêtes. Démonstration d'équilibre sur les échasses dans une rue de Port Vila. On reconnait le magasin des comptoirs Ballande CFNH.


1929. Một trong những bức thư lâu đời nhất của gia đình người phu mộ VN ở Tân đảo NH/Vanuatu gửi từ Việt Nam.
Parmi l'une des plus anciennes lettres d'une famille des travailleurs engagés tonkinois aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu  reçu du Viet Nam.


1939-1940. Xe tải lội qua suối Teuma đảo Vate Tân đảo.
Un camion traversant la rivière de Teuma Vate Nouvelles Hebrides/Vanuatu.




30.6.1946. Người Phu mộ VN làm Cách mạng ở Port Vila Tân đảo. Hội Liên đoàn Ái hữu VN do ông Đặng Long Hưởng và Liên đoàn Thợ thuyền VN do ông Đồng Sỹ Hứa lãnh đạo đã kết hợp tổ chức kéo cờ đỏ Sao vàng ngay tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo. Đòi hỏi quyền bình đẳng và tự do.

30.6.1946. La Révolution des travailleurs engagés vietnamiens à Port Vila Nouvelles Hebrides/Vanuatu. L’Association de l’Amicale vietnamienne et l’Association des Travailleurs vietnamiens présidées par MM Dang Long Huong et Dong Sy Hua ont organisé un rassemblement et hissé le drapeau rouge à étoile jaune dans le chef lieu de Port Vila. Réclamant le droit d’égalité et de la liberté civique.


Rất nhiều người phu mộ VN đã không có may mắn trở lại quê hương.
Beaucoup de travailleurs engagés n'ont pas eu le bonheur de revoir leur pays natal.





1954. 1. Bến xe Taxi của người VN tại Port Vila.
2. Biểu tình đòi tầu hồi hương về VN trên đường phố dẫn tới Tòa sứ Pháp tại Port Vila Tân đảo.
1. Sation Taxi des vietnamiesn à Port Vila.
2. Manifestations pour le rapatriement au VN. La marche sur les routes menant à la Résidence de France à Port Vila Nouvelles Hebrides/Vanuatu.


1961. Xe taxi của người Việt nam tại Luganville.
Việt Kiều Santo Tân đảo Biểu tình đòi tầu hồi hương về Việt Nam.
Sation Taxi vietnamien à Luganville Santo.
Manifestations de la communauté vietnamienne réclamant le rapatriement au VN.


1961. Biểu tình chống đối việc chính quyền làm gián đoạn công cuộc  hồi hương về VN. Ảnh của Dương văn Đạm chụp đoàn biểu tình trước Văn phòng quyền ủy Pháp tại Port Vila Tân đảo.
1961. Manifestations des vietnamiens contre la rupture du rapatriement au VN. Photo prise devant les bureaux de la Police et Delegation francaise à Port Vila Nouvelles Hebrides.



Thắng lợi đã đến rồi. Ngày 28/7/1963, bà con Việt kiều Tân đảo đã vô cùng phấn khởi bước chân lên con tầu Hoàng Hậu Phương đông đang neo đậu trong vịnh Vila, nóng lòng chờ đón đàn con thân yêu trở về Tổ quốc Việt Nam.

Le jour de gloire est arrivé. Le 28/7/1963, des centaines de rapatriés vietnamiens s’empressent de se faire embarquer sur le fameux Eastern Queen ancré dans Vila Bay, attendant patiemment les heureux passagers à la destination du Viet Nam.


Tháng 9/1963. Đến lượt Bà con VK tại đảo Santo được đón chào và chiêm ngưỡng con tầu định mênh mang tên Hoàng hậu Phương đông neo đậu tại cảng Canal. Người phu mộ chân đăng hồ hởi và phấn khởi nóng lòng đưa đàn con đông đúc trở lại quê hương sau mấy chục năm xa cách.
En Septembre 1963. Nos compatriotes vietnamiens de Santo ont eu le bonheur d’admirer le bateau du destin qui porte le joli nom d’Eastern Queen. Souriant et accueillant à son bord les 560 premiers passagers, d’origine d’engagés et leur progénitures de rentrer au bercail, apres plusieurs d’annees d’absence.





Tác giả Blog xin chào và chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi, góp ý phê bình và chia sẻ của tất cả các qúy vị độc giả cùng bà con anh chị em trên mạng.
Xin chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh, thành đạt và hạnh phúc.



L’auteur du Blog vous salue et tient à remercier sincèrement à ses aimables lecteurs et lectrices qui l’ont suivi attentivement et qui ont partagé leur soutien, leurs opinions et aussi leurs critiques.

Meilleurs vœux et souhaits de joie, sante, réussite et bonheur à TOUS.


chao tam biet.gif