Powered By Blogger

Monday, November 25, 2013

Vụ án MALO PASS ở Santô Tân đảo (Phần kết thúc)

VỤ ÁN “MALO PASS” 
ở Santô Tân đảo (Đoạn Kết )


Jean Van Son – Vanuatu sao lục và biên soạn.


... Trên 80 năm đã trôi qua. Nhưng dư âm của vụ án kinh hoàng ở Malo Pass tại đảo Santô vẫn còn vang vọng đâu đây. Một vụ án đã được ghi vào lịch sử tha phương của người Phu mộ Việt nam tại  Tân đảo thời kì thực dân thế kỉ thứ hai mươi.


Bản đồ đảo MALO và AORE ở Santô - Tân đảo

Để minh chứng cho sự kiện đó, Văn xin phép được phỏng dịch bài viết của ông Phùa (Luật sư LG FROUIN) đăng trên báo “Néo-Hébridais” năm 1931, về cuộc hành hỉnh đẫm máu 6 người phu mộ VN bằng máy chém lúc 6 giờ sáng ngày 28/07/1931 diễn ra tại trại lính Bảo an Tây ở Port Vila Tân đảo.


Quang cảnh trại lính Bảo an Port Vila Tân đảo và nơi đặt máy chém ngày 28/07/1931
Ghi chú trên ảnh: Place de l'echafaud (nơi đặt cỗ máy chém). 
Milice francaise (Trại lính Bảo an của Pháp)
Hopital indigene (Nhà thương dành cho người bản xứ)
Hopital francais (nhà thương dành cho người Pháp)

Bài báo viết như sau:

Ngày 28 tháng 7 năm 1931: 
Máy chém dưới bóng dừa.

Quang cảnh yên tĩnh của trại lính bảo an của chính quyền địa phương nằm trên một khu đồi cỏ xanh.  Chung quanh  có cảnh quan ngoạn mục của các villa thưa thớt nhìn ra Vịnh Port Vila, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Thường ngày tại đây,  vài con ngựa ô chậm rãi gặm nhấm làn cỏ xanh rờn  dưới bóng dừa râm mát. Người ta còn nghe thấy cả những tiếng cười đùa của mấy anh lính Bảo an vang dội từ những căn nhà quét vôi trắng xoá., Dưới ánh dương  ửng hồng buổi bình minh của ngày 28/07/1931 hôm ấy, bỗng chốc đã biến nơi đây thành… một thảm địa đẫm máu.


Cỗ máy chém đưa từ Noumea về Vila

Cài máy chém đưa từ Tân Thế giới về được dựng lên lúc nửa đêm, đứng sừng sững như một pho tượng của thần chết. Lưỡi dao sắc bén vô cảm, lạnh lùng, trong giây lát sẽ nhuộm máu đỏ ngòm vì phải thực hiện nhiệm vụ đưa 6 cái đầu lìa khỏi thân xác của người phu mộ tông-ki-noa.

Lần đầu tiên trong lịch sử của Tân đảo, người ta dựng cái “Máy chém" ở nơi đây. Theo tư liệu của phòng lưu trữ hồ sơ tại Noumea, thì lưỡi đao tử thần này đã được cái vinh dự chém bay đầu Vua Louis XVI của Pháp và có thể là cả cái đầu của Thủ lĩnh Ropespierre nữa. Máy đã được di chuyển từ Pháp qua chặng đường dài hơn 22 ngàn cây số để tới Port Vila.

Máy chém được dưng lên đề giải quyết vụ án 6 người cu-li phu mộ Viêt nam đã tổ chức mưu sát tên chủ N. ở Malo Pass đảo Santo tháng 8 năm 1929. Ngày 27/07/1931, dưới sự giám sát của cảnh sát, tầu "La Perouse" đã vận chuyển máy chém cùng với 6 người tử tù từ Noumea về Vila để sáng sớm hôm sau thi hành án tử hình.

Cảnh sát Tây áp giải 6 tử tù từ tầu "La Pérouse" neo đậu tại Vịnh Vila.

Rất nhiều người đến dự cuộc hành hình này. Gồm  các kiều dân châu Âu. các quan chức nhà nước Pháp và Anh, đại diện các chủ đồn điền, đại diện các cu-li người Viêt nam và người bản xứ. Nhưng hầu hết mọi người phải đứng xa nơi hành hình, đằng sau hàng rào cản của binh lính Pháp. Trong giới quan chức cao cấp có ngài Tổng biện lý, ngài Chánh án toà Thượng thẩm, ngài Cảnh sát trưởng, ngài Trưởng phòng Di trú, Chánh án toà Sơ thẩm, ngài Chánh xứ và một Bác sĩ trưởng ban Y tế…


Chân dung linh mục Pierre LOUBIERE

Lần lượt, tử tù bị xích tay chân được hai tên lính xốc nách  từ nơi giam giữ cách 40 mét tới chân bệ máy chém. Cha xứ Pierre Loubiere đã cẩn thận cuốn băng vải đen bị mắt từng người, dẫn giắt họ với những lời nguyện cầu cho linh hồn họ được thanh thản và cuối cùng nhanh chóng đưa cây thánh giá mầu đen xì  vào môi tử tù trước khi họ đưa đầu vào máy chém. Cứ sau một cái đầu rơi, Cha xứ lại nhanh chóng  đến phòng giam giữ để dẫn dắt một tử tù khác đến chỗ máy chém. Và cứ thế  Cha xứ Loubiere đã 6 lần xác nhận là đao phủ đã “giải thoát” linh hồn cho các tử tù.
Và 6 cái đầu đã lìa khỏi xác…

Mệnh lệnh đã được thi hành chu đáo và triệt để. Thời gian thi hành án chỉ mất 20 phút.
Trên gương mặt các tử tù đều thể hiện vẻ bình thản và nén chịu.

Chính quyền địa phương đã khen ngợi tên đao phủ (người điều khiển máy chém), vì chỉ trong thời gian ngắn đã làm rơi 6 cái đầu.


Phỏng dịch theo Bài viết của Luật sư LG FROUIN
trên báo "Neo Hebridais" tháng 7 năm 1931.



Lời bình của tác giả

… Vụ án MALO Pass ở đảo Santô đã đánh đấu một bước ngoặt lịch sử trong công cuộc đấu tranh dành quyền sống Tự do và Công lý cùa hàng vạn người công nhân phu mộ Việt nam tại Tân đảo. Âm mưu chống đối lại sự áp bức tàn bạo của chủ đồn đièn thực dân thời đó là điều tất yếu không thể tránh khỏi.

Đại sứ VN Hoàng Vĩnh Thành tại Canberra Úc viếng thăm Mộ Liệt sĩ

Vụ án MALO Pass là tiếng chuông cảnh tỉnh ghê gớm đối với giới chủ đồn điền trên khăp mọi nơi ở Tân đảo. Sau vụ án, giới chủ đồn điền đã buộc phải thay đổi một phần cách cư xử đối với người phu mộ Việt nam. Đến độ Nhà chức trách địa phương đã phải ra quyết định cấm không cho xây lăng mộ. Chỉ là thảm cỏ xanh, không bia mộ, không tên tuổi. Để làm gì và tại sao thì chỉ có ông Trời hoạ may mới biết được… Nhưng mãi đến năm 1946, tức là 15 năm sau đó Ông Đồng sỹ Hứa lãnh đạo Liên hiệp Thợ thuyền VN đã đưa kiến nghị yêu cầu Nhà Chức trách địa phương cho phép xây Bia mộ tưởng niêm. Sau cuộc đấu tranh kéo dài, Nhà câm quyền Pháp đã đồng ý, với điều kiện không được phép ghi tên tuổi của họ.


Thứ trương Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phú Bình và đoàn viếng mộ Liệt sĩ

Năm 2007. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phú Bình khi đến viếng Mồ Liệt sĩ đã nói:  “Hành động dũng cảm của những người công nhân phu mộ VN ở MALO Pass đã mang lại kết quả nhất định trong công cuộc dấu tranh dành quyền sống Tự do và Công lý”.


 


 
Lễ đặt Bia mộ mới tìm được tên trên Mồ Liệt sĩ

Ngôi mộ tưởng niệm trước đây được xây cất. Nhưng do Nhà chức trách địa phương cấm ghi tên tuổi đã  trở thành ngôi mộ “vô danh”. Đến mãi gần đây, ông Ngô Văn Vũ đã cất công tìm kiếm được danh tính của các chiến sĩ nói trên. Và một bia mộ bằng đá hoa cương với đầy đủ Họ tên cũng như ngày tháng  của vụ hành hình gắn trên ngôi mộ đã được gia đình ông Đinh Văn Thân truy tặng.

Một điều đặc biệt làm ngưòi ta chú ý khi xem bia mộ: Tất cả những người bị tử hình hồi đó là người Thiên chúa giáo. Thực hư như thế nào không ai biết. Nhưng có nhiều nguồn tin xác nhận là số người này đã được Cha xứ Loubière rửa tội trước khi lên máy chém. Như vậy mặc nhiên, họ đã được công nhận là người của Thiên Chúa giáo... Cầu xin Chúa ban phước lạnh cho họ!



Rồi lại nhớ đến hai cấu đối của Cụ Đồ Phấn ghi trên cột trụ của Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila như sau:

“Phốc dã đồng bào Hồng Bắc khứ”
“Ta hồ ngã chủng cách Nam quy”  

có nghĩa là:
Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hông bay về Phương Bắc.
Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam.

Để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ đối với các vị Liệt sĩ Tiền bối đã anh dũng hy sinh cho một cuộc sống Tự do và Công bằng. Lớp con cháu của người phu mộ chân đăng ở đây vẫn thường xuyên viếng thăm, tu sửa mộ phần và thắp nén nhang tưởng niệm.




 







Voici le récit de Me LG FROUIN, publié dans le journal “Néo-Hébridais” en 1931, sur l’exécution capitale des 6 condamnés vietnamiens liés à l’affaire de “MALO PASS” en 1929 à Santo Nouvelles Hébrides..



Port Vila, 28 juillet 1931:



La guillotine sous les cocotiers


Le champ de la milice française est une belle pelouse entourée de villas claires, et domine la ville et la rade. Habituellement, quelques chevaux y paissent indolemment et l'on entend les rires sonores des miliciens dans leurs cases blanchies à la chaux. A l'aube rouge de ce matin du 28 juillet 1931, c'est le champ de la mort.

La guillotine, amenée de Nouvelle Calédonie, et dressée pendant la nuit, montre dans l'aube qui pointe, le couperet livide qui bientôt remontera cinq fois éclaboussé de rouge puisque six têtes vont tomber.

C'est la première fois qu'on élève la guillotine ici. Celle qui est dressée aurait servi (du moins son mécanisme et le couperet), d'après certains documents conservés à Nouméa, à exécuter le roi LOUIS XVI. Elle aurait également décapité ROBESPIERRE et c'est le jour anniversaire de son exécution qu'elle fonctionne dans ce lointain archipel du Pacifique à 22.000 kilomètres de la place de Grève ou elle s'érigeait au nom du Salut Public. Les condamnés sont tous Tonkinois. Les deux premiers ont assassiné en mai 1929 un de leurs compatriotes après l'avoir volé.

Les quatre autres sont les assassins de M. N... en août 1929.

Le "LA PEROUSE" du 27 Juillet les a amenés à Port-Vila, sous la garde de gendarmes, en même temps qu'étaient transportés la guillotine et ses servants volontaires, des condamnés de droit commun.

L'assistance nombreuse, composée d'Européens, d'Indigènes et d'Indochinois, retenue par la police française, ne peut voir l'exécution qu'à distance. Parmi les personnalités, le Procureur Général, le Président du Tribunal français, le Commissaire de police, le Chef du Service de l'immigration. Le Procureur au tribunal mixte. Le Chancelier de la Résidence de France et le Docteur, Chef du service de santé.

Chacun a son tour, soutenu par deux aides à cause des liens, les condamnés franchissent les 40 mètres qui séparent la case ou ils sont enfermés et la guillotine que le Révérend Père LOUBIERE essaie de leur masquer de son mieux. II les précède et les assiste de toute sa foi en leur répétant d'ultimes paroles d'espérance et en leur faisant baiser un crucifix noir. Dès qu'une tête tombe, le Père se précipite vers la case pour chercher un autre condamné et six fois de suite il se porte garant que le geste du bourreau est libérateur.
Six têtes sont tombées.

L'ordre a été parfait. L'exécution a duré vingt minutes. Les condamnés ont eu une attitude calme et résignée. Le bourreau a été félicité pour s'être acquitté de sa tâche en si peu de temps.


LG FROUIN
"Le Néo-Hébridais"
Port Vila,  28 juillet 1931


 


Friday, November 22, 2013

Vụ án "MALO PASS" tại Santô Tân đảo (Phần đầu)

VỤ ÁN MALO PASS tại Santô Tân đảo

Phần đầu


Vụ án MALO PASS tại Santo Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) năm 1929 đã đi vào lịch sử về cuộc sông tha phương của người Phu mô chân đăng Việt Nam tại Tân đảo.
..

Chân dung những người Phu mộ chân đăng VN ở Tân đảo

Đi ngược dòng để tìm hiểu thêm đôi điều về diễn biến của vụ án thời kỳ đó sẽ giúp chúng ta có thêm tư  liệu để suy ngẫm về sự hy sinh cao cả của những  người phu mộ này. Những người cu-li phu mộ Việt nam với tinh thần quật khởi đã dám tổ chức hạ sát tên chủ đồn điền độc ác và tàn bạo, nhằm nhen nhúm ngọn lửa đấu tranh cho quyền sống Tự do và Công lý… Văn xin phép  tạm trích dịch bài  báo về Vụ án MALO-PASS năm 1929 đăng năm 1931 trên báo “Le Néo Hebridais” của Cụ cố Phùa tức  Louis Gabriel FROUIN viết về vụ án đó.


Bài báo viết như sau:

 …”Âm mưu chống đối lại chủ đồn điền do những người phu mộ Việt nam tổ chức và thực hiện, đã gây nên án mạng tai đảo Malo thuộc đảo lớn Santô  hồi tháng bẩy năm 1929.


Vụ án Malo Pass đã xẩy ra tại đảo Malo Island thuộc đảo Santo

Đồn điền “Malo Pass” tại đảo này thuộc quyền sở hữu của Công ty Nông lâm và Khoáng sản tại Tân đảo. Họ thuê người nước ngoài quàn lý và khai thác đồn điền.  


Hợp đồng của người đốc công quản lí cũ sắp hết hạn vào cuối tháng 5 năm 1929. Công ty đã phải lo chuẩn bị tìm người để kế nhiệm. Một người quản lý mới tên là N. (dấu tên) đã được tuyển lựa và đến nhậm chức ngày 01/06/1929. Trong vòng một tháng hai người quản lí cũ và mới  đã hoàn tất thủ tục bàn giao toàn bộ công việc theo quy định của Công ty.

Nhân công làm việc trong đồn điền thời đó bao gồm người địa phưong và một số cu-li phu mộ Bắc kỳ tới từ Đông dương năm 1928. Trong số đó người ta nhận thấy sự nổi bật về tính khí bất thường của 4 người phu mộ Việt nam. Đại thể  là “tinh thần lao động kém”, “tính khí ngỗ ngược”. Và chính sự bất thường này có thể  làm  tấm gương xấu cho những người khác noi theo. Ông  chủ N. đã làm báo cáo lên Công ty  về  tình trạng khai thác bị trì trệ và giảm sút trong đồn điền. Đồng thời nêu những biện pháp cứng rắn cần áp dụng nhàm ổn định lại tình thế lúc bấy giờ





Công ty Nông lâm và Khoáng sản ở Tân đảo New Hebrides

Để ổn định tình hình, ông  chủ N.  đã không ngần ngại dùng roi gân bò, nắm đấm và cú đá nhiều lúc quá mạnh làm cho dân cu-li bị ngất sỉu. Ông cũng  không ngần ngại bắt nhốt những người mà ông ta  cho là cứng đầu, biếng nhác vào các hố đào xâu dưới đất. Một kiểu  nhà tù trong đồn điền lúc bấy giờ. Phía trên được che kín bằng những phiến gỗ lớn cực dầy và  rất nặng, trên lợp  tôn. Nhưng thông thường trong dân gian có câu: “ai bị giam cầm  tất sẽ phải tìm kế thoát thân”. Bởi vậy thường đã  có người thoát ngục trốn vào rừng, nhưng vẫn được đồng bào của họ cưu mang tiếp tế. Cũng chính việc đối xử  quá ư hà khắc  đó  đã gây cho người lao động tinh thần  phản kháng, trong số đó có  bốn người cu-ly Bắc kỳ nói trên  đã   nẩy sinh âm mưu loại trừ ông chủ.


Trung tuần tháng 8 năm đó, Tổng  giám đốc Công ty đi kinh lý và hết sức khen ngợi  ông   N. vì đã thiết lập được trật tự đồng thời đã cải thiện được tình hình kinh tế của đồn điền này. Lại còn khuyến khích ông  N. phải mạnh tay hơn nữa. Đến ngày 25 tháng 8, ở Malo-Pass  N. tiễn chân bạn là Kỹ sư trắc địa sau khi hoàn tất công việc đo đạc đi sang đảo Ao-rê bằng thuyền máy. Mãi chiều tối mới trở lại đồn điền một mình.



Tất nhiên là 4 người cu-li đã chuẩn bị cơ hội để thục hiện âm mưu đen tối của họ. Ông N. về nhà nghỉ ngơi. Chưa kịp lên giường nằm, lập tức một người đến gõ cửa  báo là tên trốn  tù hôm trước  hiện đang nấp trong xó bếp của trại. Với bộ  đồ ngủ pijama, ông  N. một tay cầm đèn pin, tay kia cầm khẩu súng ngắn đi thẳng xuống bếp.  Ông chiếu thẳng đèn pin vào mặt làm cho loá mắt. Không dám chông cự, người cu-li bị lôi về trói vào cột ở ngoài hiên nhà ông chủ.

Khoảng nửa đêm  hôm ây, 4 tên cu-li bắt đầu thực hiện kế hoạch của minh. Trước hết, họ lén  cởi trói và đưa bạn về trại giấu ở gầm giường. Lần thứ hai họ đánh thức ông chủ và báo tin là tên tù đã xổng và đang trốn trong trại. Lập tức ông chủ cầm đèn  pin và khẩu súng  lục đi theo mấy người xuống trại. Lúc đầu ông ta lùng sục ở chỗ tủ đựng thức ăn nhưng chẳng có gì. Một người mách là người tù trốn dười gầm giường. Ông chủ cúi xuống soi đèn vào gầm giường. 4 người cu-li  đứng đằng sau chỉ chờ có thế. Người thứ nhất đập hai nhát búa vào gáy ông chủ, những người khác dùng  dao phát cỏ đâm liên  tiếp vào thi thể bất động nằm dưới đất.

Cuộc điều tra của chính quyền sau đó đã xác định  là trong vụ án này còn có một số người khác tham gia. Ít  nhất có khoảng  hai chục người liên quan trong vụ án đêm hôm đó. Có nguồn tin xác  minh lai lịch  4 thủ phạm khi làm thủ tục  đăng ký đi phu sang Tân đảo đã mượn tên tuổi giả mạo, nhằm trốn trành pháp luật ở Bắc kỳ (?). Sau đó, quyết định của Toà án Pháp tại Port Vila xử: 4 người trực tiếp giết chủ lãnh án Tử hình. Ba người khác kể cả tên trốn ngục lãnh án khổ sai chung thân. 7 người khác lãnh án khổ sai có hạn định. 6 người còn lại chỉ bị khiển trách. Trong lúc Toà tuyên đọc bản án thì tầu tuần dương hạm  “Regulus” cũng vừa tới, neo đậu trong Vịnh Vila.



Tòa án cũ Port Vila - Nơi đã quyết định số phận của các thủ pham ván Malo Pass

Để bảo đảm an ninh cho khu vực, tầu “Regulus”  được  lệnh   nhanh chóng đưa nhũng kẻ bị kết án tạm thời  lưu đầy sang Tân Thế giới để giam giữ. Đồng thời sẽ chờ sự  phán quyết cuối  cùng  của Toà kháng  án (Tribunal de Cassation) ở Noumea.

Nhưng  sau đó,  đơn  yêu  cầu xin xá tội cho những kẻ gây án giết người đó đã không được chấp nhận.

* Tên N. tức Chevalier
LG Frouin - Báo "Le Néo Hebridais"


Kì sau: "Máy chém dưới bóng dừa"







Bia mộ 6 người Việt Nam  bị hành hình ngày 28/07/1931 tại Port Vila Tân đảo.


 




Bài báo nguyên bản tiếng Pháp

Rassemblement des Travailleurs Vietnamiens dans une plantation

L'AFFAIRE DE MALO-PASS (1929)







L'AFFAIRE DE MALO-PASS (1929)
(Première partie)


Une machination contre un colon, bâtie et menée à son terme criminel par des recrutés tonkinois sur l 'île de Malo en juillet 1929.



… La propriété" Malo-Pass",sur l 'île de Malo appartenait à I’ époque à la Compagnie Agricole e t Minière des Nouvelles-Hébrides qui employait des gérants pour l‘exploitation. Peu avant l'expiration du contrat du gérant contre-maître fin mai 1929, la Compagnie s'est préoccupée de son remplacement en s'assurant le concours de N... qui a pris ses fonctions le 1er juin 1929. Les deux gérants ont collaboré pendant environ un mois en guise de transition.


La main-d’œuvre employée sur cette plantation était composée d'indigènes et de Tonkinois arrivés directement d 'Indochine en 1928. Et parmi eux, quatre hommes se sont fait remarquer par leur différence : "mauvaise volonté au travail" et "nature violente".



Il est facile de deviner qu'avec ces comportements "frondeurs" ils aient acquis une grande emprise sur les autres travailleurs.


Déjà, pendant la période de transition de prise de fonction, N... avait signalé à la direction d e la Compagnie que  l'exploitation était dans un état déplorable et on lui a suggéré de "reprendre les choses en main". Ainsi donc, devant son attitude ferme, ces quatre Tonkinois, s 'inquiétant probablement de perdre leur ascendant sur les autres, se sont concertés pour former le projet de se débarrasser de lui.

Il faut dire que N..., dans le souci du meilleur rendement n'hésitait pas à utiliser le “nerf de bœuf”. Il lui arrivait aussi de mettre les recrues indociles et paresseuses dans une fosse creusée dans le camp et de recouvrir le tout avec des tôles et des madriers. C'était un peu la “prison” de la plantation. Mais qui dit prison dit évasion, souvent, et il y en eut une, celle d'un Tonkinois qui est allé vivre dans la brousse, ravitaillé par ses compatriotes de la plantation.

A la mi-août, le directeur de la compagnie est venu en visite d'inspection, a constaté que tout allait beaucoup mieux et que le rendement dans le travail s’était amélioré. Il n'a pu qu'encourager N... à poursuivre dans cette voie.

Le 25 août, N... accompagne un ami sur sa plantation et revient à la tombée de la nuit. Il trouve alors à Malo-Pass mon sieur A ..., géomètre de la Compagnie avec qui il a dîné puis ce monsieur A4... est parti avec sa pétrolette à Aoré sur l'autre rive du Bruat où il procédait à des travaux de délimitation. N... se trouve donc seul... Et évidemment, on s’en doute, c'est le moment que vont choisir les quatre comploteurs pour mettre à exécution leur projet.

L'un était chargé d'aller prévenir N... que l'évadé était dans la cuisine des coolies et qu’il se ravitaillait. Le colon, en pyjama, se munit d'une torche et de son revolver et va à la cuisine. Il le retrouve en train de fouiller dans un sac de riz. N... dirige brusquement son faisceau lumineux sur lui et le met en joue. Ebloui et pris de peur, le tonkinois lâche le sabre d'abatis qu’il dissimulait derrière son dos et se laisse entraîner sans résistance jusqu'à la maison du colon où il est attaché sur la véranda.

Les quatre autres décident d'en finir immédiatement, avec leur patron. IIs libèrent leur ami, et le mettent cette fois sous I'un des lits de leur habitation commune. Et pour la seconde fois, ils appellent N... lui disant que le prisonnier s’était échappé à nouveau et qu'il était dans une case cherchant de la nourriture. Le colon les suit à nouveau au camp des travailleurs.

Tenant de la main gauche sa lanterne électrique et de la droite son revolver, N... se dirige vers le coin du garde-manger et ne trouve rien. L'un des Tonkinois lui explique alors qu’ayant eu peur, l’autre s'est caché sous le lit. Le colon se baisse , les quatre hommes derrière lui …

Le premier lui assène alors deux coups de hache derrière la tête, suivi des autres qui enfoncent leurs sabres d'abattis dans le corps étendu, mort.

L'enquête menée après cet assassinat a montré qu’il y avait bien eu complot monté par ces quatre Tonkinois aidés par une vingtaine d'autres qui se trouvaient devant et autour de la case cette nuit là. Les coupables ont reconnu avoir scellé un pacte avec les autres autour de deux bouteilles de vermouth, s’assurant ainsi le concours de tous et leur mutisme. Renseignements judiciaires pris sur les antécédents des accusés il s'est avéré qu'ils étaient venus travailler aux Nouvelles-Hébrides sous de faux noms, certainement dans l'espoir que resteraient inconnus les crimes qu'ils avaient commis au Tonkin.

Après un long procès au Tribunal Français de Port-Vila, l e verdict est rendu tard dans la soirée : Les quatre Tonkinois sont condamnés à mort. Trois autres dont l'évadé aux travaux forcés à perpétuité, sept autres aux travaux forcés à temps et les six derniers sont acquittés. Lors de la lecture d u verdict, l 'Aviso escorteur "REGULUS" de la Marine Française était en rade de Port-Vila depuis quelques heures...


Par mesure de sécurité et d'ordre, les condamnés ont été provisoirement déportés en Nouvelle Calédonie par le "REGULUS" Pour attendre le résultat de leur pourvoi en Cassation puis du recours en grâce qui furent rejetés par la suite.

" le Néo-Hébridais"
Journal de M. FROUIN

 

Wednesday, November 6, 2013

Đoạn kết về cuộc đời "Tha phương" của người VN ở Tân đảo/Vanuatu (Phần Ba)



NHỮNG SỰ KIỆN
đáng ghi nhớ về lịch sử Tha phương
Của người phu mộ chân đăng Việt Nam
ở Tân đảo - Tân Thế giới.


Jean Van Son sưu tầm và biên soạn.

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sông tha phương của người phu mộ Việt nam cuối thế ki 19 sang thế kỉ 20 là cả một chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ của cuộc sông gian truân cực khổ của người cu-li thời nô lệ. Tác giả không có tham vọng mô tả lại toàn bộ trang sử bi ai của ông bà cha mẹ, những người đã từng là những nhân chứng sống động của chuỗi ngày đen tối đó. Mà mục đích chính là ghi lại những sự kiện và sự viêc tim được trên các nguồn thông tin liên quan đến người VN ở Tân đảo trước và sau thời kì nô lệ (1945) mà thôi.

Do tình hình thiên tai lũ lụt kéo dài ở miến Bắc VN dẫn đến nạn đói khổ triền miên. Buộc người nông dân lao động ồ ạt đăng kí đi phu mộ. Đa số đi  làm công nhân cạo mủ  cao su ở miền Nam VN. Số còn lại đi Tân Thế giới khai thác mỏ kền và đi Tân đảo làm phu đồn điền trồng dừa, cà phê, ca-cao… Những người đi lao động xa xôi như thế được gọi là « tha phương cầu thực ». Người phương Tây dùng danh từ « diaspora »  để giải thich cho những cộng đồng dân cư di chuyển từ nơi này qua nơi khác.

Vậy chúng ta  cũng nên tìm hiểu đôi điều về danh từ « diaspora » tức sự phân tán dân cư xem sao.

Theo Wikipedia thì Danh từ « diaspora » có nguồn gốc từ Hy lạp dùng để mô tả sự phân tán của một cộng đồng dân cư hoặc một dân tộc qua các khu vực khác trên thế giơi. Thời xa xưa, Cộng đông dân cư Phô xêa ở Pháp buộc phải di tản nhường đất cho đế chế Massalia năm 600 trước CN. (Thành phố cảng Marseille có nguồn gốc từ Massalia).

Diaspora dịch theo tiếng Pháp là « dispersion » có nghĩa là phân tán đi các nơi. Ngày nay người ta còn gọi là cuộc di tản được áp dụng trên toàn thế giới. Bắt đầu từ Ái Nhĩ lan di cư sang Hoa kì. Châu Phi sang châu Mĩ. Đông nam Châu Á ra vùng Thái bình dương v.v…

Dân Bắc kì ở Việt nam ồ ạt đi làm cu-li phu mộ ở các đồn điền cao-su ở miền Nam hoặc đi Tân Thế giới Tân đảo v.v… cũng nằm trong sự phân tán cộng đồng. Nôm na thì người ta hiểu đó  là cuộc sống « Tha phương cầu thực ».

Bài viết dưới đây chỉ ghi lại sự kiện hoặc sự việc nổi bật của từng thời kì mà thôi. Mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến phê bình xây dựng của độc giả, nhằm làm cho sự ghi chép càng ngày được hoàn thiện thêm.

Xin chúc mọi người sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.

PHẦN BA (cuối)
Thời kì cuói từ năm 1950 đến 1964.

1950. Đội bóng đã trung niên chân giầy của người phu mộ Việt nam ra đời tại Port Vila Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu.

Từ trái. Hàng dứng: Bac Tốn Từ - bác Tâu - bác Minh - bác Đạt ...
Hàng ngồi: bác Hiện - bác Cân - bác Trần Sinh - bác Trừ văn Quả -   


1950 (14/06). Phủ Toàn quyên Tân Thế giới ra sắc lệnh cấm kéo cờ, treo cờ đỏ sao vàng và ảnh các Lãnh tụ Việt minh trong Hội quán Việt nam Công nhân tại Nouméa. Lệnh này cũng được chính thức áp dụng cho Tân đảo.

1950 (tháng 9). Cuộc Tổng đình công lớn đã xẩy ra ở khu mỏ Tây-ba-ghì (Tíebaghi) Tân Thế giới. Toàn bộ công nhân Việt nam đã đồng loạt bãi công. Mỏ đã đưa 30 công nhân người Maré vào làm việc tại đây.

1950 (Ngày 17/10). Nhà cầm quyền ở Nouméa đã tổ chức hồi hương cho 747 người trên chuyến tầu Sơn Tây về Hải phòng, trong đó có 49 người phu mộ VN ở Tân đảo.

1952 (Ngày 30/03).  Vì sắc lệnh năm 1950 không được chấp hành triệt để, Nhà cầm quyền Nouméa buộc phải ra sắc lệnh lần thứ hai nghiêm cấm việc treo cờ VN, ảnh lãnh tụ, biểu ngữ trong toàn miền.

 
Tầu Son Tay


1952 (Ngày 15/10). Một số công nhân Việt nam đã hết hạn hợp đồng ra làm nghề tự do. Mỏ Tiebaghi buộc phải tuyển mộ 165 công nhân ở Tahiti đến Tân Thế giới bằng tầu Sagitaire để dần dần làm việc thay thế người VN ở mỏ này.

1952: Những sự kiện đáng ghi nhớ:

1. Một sự kiên Thể thao đặc biệt: Anh Dominique Khat (Quạt), con trai duy nhất của Cụ già Gạo tức Hoàng Xuân Khất đã đoạt chức vô địch cuộc đua xe đạp của Thành phố Vila tổ chức.

Ảnh bên trái: Cụ Già Gạo cầm cở năm 1946 - Ảnh Phải: Anh Dominique Khat



     2. Có một số bà con Việt kiều đã tự mua vé máy bay về Việt nam. Như bác Tu, bác Huấn, bác Mạnh, bác Ích v.v... Toàn giai một.





3. Học sinh Việt nam học tại Trường Pháp (école publique francaise), tôt nghiệp Sơ học yếu lược hàng loạt. Trong đó có: Vu Thị Tý - Nguyễn văn Đại - Vũ thi Trang - Trần đình Khoái - Jacques Phơ - Bùi văn Sự - Bùi Ngọc Bích - Đỗ viết Vinh.


4. Bến xe Taxi của người Việt nam tại Port Vila Tân đảo được hình thành ngay tại trung tâm thành phố.



1956. Bến xe Taxi của người Việt nam tại Port Vila Tân đảo/Vanuatu


   5. Trận động đất lớn kèm theo sóng thần tại Port Vila, nhưng không gây tổn thất về người. Sóng thần tạo nước triều dâng cao ngập đường phố và các đồn điền ven biển. Mãi về sau mới biết được tại sao Sóng thần không phát triển lớn để có thể gây tác hại. Chính vì cấu tạo đặc biệt của thềm lục địa ở đây đã làm giàm sức phá hoại của sóng thần.

 Động đất mạnh làm nứt vđường giao thông

1953-1954: Những sự kiện nổi bật: 


Năm 1954. Đoàn Thanh Thiếu Niên Việt nam Tại Tân Thế giới được thành lập.
Chúng ta còn nhận ra chị Phăm, chị Thu, anh Chỉnh, anh HUấn, anh Đức...





Linh mục Giu se Nguyễn Năng Vinh (4/10/1908-22/11/1977)

    * Cha Giu-se Nguyễn Năng Vịnh, một vị Linh mục Việt nam sinh tại làng Đại đ Bùi chu. Ngài được Cha xứ Bùi chu cử sang Port Vila năm 1953.. Ngài chỉ đạo xây dựng Giáo xứ Thiên môn (Porte du Ciel). Ngài vừa hành đạo vừa làm các công việc về đời trong cộng đồng giáo dân Việt nam tại Port Vila.




Cộng đồng người Công giáo Việt nam tại Port Vila Tân đảo/Vanuatu

* Một cuộc biểu tình thị uy lớn do Việt nam Công nông đoàn và Liên Việt tổ chức  dấy lên làn sóng đòi tầu hồi hương, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt nam.


Hình ảnh bà con Việt kiều Santô biểu tình đòi tầu hồi hương năm 1961



·         Mít tinh lớn chào mừng Chiến thắng Điện Biên phủ 07/05/1954, có sự tham gia đông đảo của kiều dân Pháp, dân địa phương và người nước ngoài tại Port Vila.




1955: Mít tinh biểu tình mừng chiến thắng Điện biên phủ 07/05/1954 và thắng lợi của Phái đoàn Ngoại giao  nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) tại Hội nghị Genève do Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo.




Việt kiều Port Vila Tân đảo tổ chức Liên hoan mừng Chiến thắng Điện Biên phủ


1956: Có mấy sự kiện: 
·         Thành lập tổ chức Việt nam Thanh Thiếu niên  Ái quốc đoàn (VNTTNAQ) Vila Tân đảo do anh Nguyễn Văn Đại (giáo viên) phụ trách, dựa  trên cơ sở điều lệ của Đoàn VNTTNAQ bên TTG do anh Nguyễn đình Huấn trực tiếp cung cấp tư liệu. Đồng thời Đoàn Thanh niên Vila cũng được thành lập.


Thành lập Đoàn Thanh Thiếu niên Ái quốc tai Tagabe Port Vila Tân đảo
Từ trái: Cụ Nguyễn Viêt Công Tổng thư kí VNCNĐ - Tăng xuân Lê - Nguyễn Phú - Đặng xuân Thu - Nguyễn Thế Tân (Phó đoàn) - Lê Xuân Thủy (Thủ quỹ) - Nguyễn Văn Đại (Trưởng đoàn) - Tạ xuân Vinh - Dương xuân Nhị - Nguyên Văn Tân - Cao Văn Thế - Nguyễn văn Tốt - Tạ xuân Ban - Trần hữu Tình - Ông Tổng đại biểu Nguyễn văn Yết.
.
·         Thành lập Đội Thiếu niến Tiền phong tại trường VN Công nông đoàn Tagabê.


1956. Các Thầy giáo Đặng Viết Thế - Nguyễn Văn Đại và Dương Văn Đạm chụp ảnh chung với học sinh trường VN Công đoàn tại Tagabê Efate Tân dảo/Vanuatu.



01/06/1956. Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong VN tại Tagabe Port Vila Tân đảo.
Từ trái: Thầy giáo Đặng Viết Thế. Các đội viên: Vũ Thị Độ - Nguyễn Thị Khánh - Cao Văn Long - Nguyễn Thị Trong - Cao văn Lệ và các thầy giáo Nguyễn Văn Đại - Dương văn Đạm.


Ngày 15/09/1956, Tướng Đờ-Gôn (General De Gaulle) đã ghé thăm Thủ đô Port Vila Tân đảo bằng tầu khách "Caledonien". Ngài đã được đông đảo nhân dân địa phương ra đón tại cầu tầu Douanes trong đó rất đông bà con bà con Việt kiều.

1958: Có mấy sự kiện:


·         Tầu “Sagittaire” ghé Port Vila. Trong số hành khách có các vị lãnh đạo phong trào công nhân VN tại Tân Thế giới bị chính quyền Pháp trục xuất về Hải phòng. Có Ông Đào xuân Phùng và con trai Đào Xuân Long, ông Trịnh đình Tư v.v...


·         
 Đội bóng đá thanh niên VN đầu tiên được thành lập ở thành phố Vila do đội trưởng Trấn Sâm lãnh đạo, thi đấu với đội hỗn hợp Impassible – Amicale.


·         Ban Văn nghệ Thanh niên Tagabê được thành lập do anh Nguyễn Thế Tân phụ trách. Ban Văn nghệ Liên Việt cũng ra đời do ông Nguyễn Tuân phụ trách.




Ban Văn nghệ Tagabê do Nguyễn Thê Tân phụ trách. Các thành viên gồm có:
Văn Thọ - Phiên - Khánh - Long - Hằng - Lập - Trong - Sạch - Định - Minh -  v.v...




Ban Văn nghệ Liên Việt. Tính từ trên: Trần Thanh - Nguyễn Tuân - Trần Xuân - Chị Hạt - Chị Được - chị Lụa - Chị Lý - anh Bạch - anh Long - anh Thận - anh Thân - anh Luỹ - anh Huân - anh Thuỷ - cháu gái ông Tuân - chị Phục - chị Hồng - cháu gái ô Tuân.


 
Từ trái qua phải: Các chị Cúc Martine - Maxime Sonobe - Lý Lân - Tuyết Tích - Chị Bạch - Hoa Lợi - Quý Thông - Phong Sinh - Thuyên Ruân - Cung Kê



Đội ca nhạc Tagabê do anh Đào Văn Khải phụ trách. Từ trái: Đào Văn Khải - Kiều Văn Ý - Nguyễn Thị Trong - Dương thị Hằng - Đỗ Viết Vinh - Nguyễn thị Sạch - Nguyễn thị Khánh - Nguyễn Văn Đại - Nguyễn Văn Thọ - Lê Xuân Thủy - Nguyễn Thế Tân và Nguyễn Văn Tốt.



  Bà giáo JS Pommadère Hiệu trưởng trường Pháp (ecole publique)
tại Vila dẫn đoàn học sinh giỏi của trường thăm đảo Santô trong đó có nhiều học sinh Việt nam. Đã được ông Võ Cao Tầng Chủ tịch Hội Liên Việt Santo đón tiếp nồng nhiệt và chiêu đãi trọng thể.

1958 (28/04). Phái đoàn thương thuyêt về vấn đề hồi hương của Chính quyền Tân Thế giới đã gặp Chủ tich Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm văn Đồng, thương nghị về việc giải quyết hồi hương cho Việt kiều TTG -TĐ. Mặc dù chính phủ Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Việt nam.

1959: Những sự kiện: 

Toàn cảnh khu cảng xuất khẩu quặng  mang-gan tại FORARI Efate Tân đảo



Sau 50 năm. Di tích còn tồn tại của khu mỏ FORARI - EFATE Vanuatu

·         Mỏ mang-gan (maganèse) ở Forari bắt đầu xây dựng do Công ty CFPO (Compagnie francaise des Phosphates de l’Oceanie) làm chủ thầu khai thác. Rất đông người VN vào làm việc ở khu mỏ này. Đến năm 1962, đội bóng đá “Chiến thắng” cũng ra đời ở khu mỏ Forari này, do anh Nguyễn văn Long làm Đội trưởng..




1960. Sân vận động Thanh niên Việt nam tại Camp Chapuis Santo Tân đảo

1960. Đại hội TDTT thanh niên VN tại sân vận động Tagabe Tân đảo.
Sân vận động này do ông Renê Valette tham gia xây dựng.

·         Thể theo yêu cầu của Thanh niên Việt nam tại Port Vila, ông René Valette – Thủ môn nổi tiếng của Đội Impassible và Đỏi tuyển Neo-hébridais. Đồng thời là cán bộ Giao thông công chính của Condominium đã trực tiếp giúp đỡ san lấp và xây dựng sân vận động ở Tagabê. 
·         Một trận bão cực lớn đã tàn phá Port Vila. Gây tổn thất lớn cho các đồn điền và nhà cửa dân cư, nhưng không gây thiệt hại về tính mạng con người. Pháp và Úc đã dùng máy bay C130 trực tiếp chuyên chở hàng cứu trợ từ Úc và Nouméa tới Port Vila. Số đông quân đội các nước đã tham gia cứu hộ và xây dựng lại các công trình bị bão đánh sập. Từ trên máy bay nhìn xuống mới thấy hết cảnh tàn phá ghê gớm của bão.

1960 (04/06). Thoả thuận giữa Chính Phủ Pháp và VIệt nam DCCH về việc tổ chức hồi hương cho bà con Việt kiều Tân Thế giới - Tân đảo về Hải phòng.

1960. Đón tiếp PV VŨ Hoàng tại Trụ sở Việt nam Công nông đoàn Tagabê.


Mít tinh lớn Chào mừng ông Vũ Hoàng - Trưởng đoàn Ngoại giao VNDCCH.
Nhiều gương mặt quen thuộc như: TG Than - Cụ Xuyến - Minh Đốm - ông Khíp - ông Thê - ông Tịnh - PV Vũ Hoàng - anh Đạm - ông Đoài - anh Nghếch - bà Từ - bà Song - bà Củng - bà Tẩm - chị Lan - ông Yết - ông Tắc - ông Ức - ông Kính - ông Khải - ông Củng - Văn Sơn - ông Đắc - ông Cân - ôg Khuê trắng - ông Biến - Cụ Công -  Minh Tâm v.v...


1960: Một số sự kiện: 

Tại Luganville Santo, cô Rosabella Phạm Thị Hông Thắm. Con gái cả cụ Phạm văn Thân, đã  được bầu là Hoa hậu Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu). Cuộc thi hoa hậu được tổ chức tại Hotel Rossi Santo.


Rosabella PHAM Thị Thắm - Miss Santo 1960 
 
 Thành lập Đoàn Thanh niên Hồi hương Tagabe Tân đảo

·         Đón chào Ông Vũ Hoàng - Trưởng phái viên Ngoại giao VNDCCH tới Nouméa và Vila gặp gỡ các chính quyền địa phương nhằm giải quyết vấn đề hồi hương Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới. Phong trào thể dục thể thao thanh niên được mở rộng.


1960. Đội bóng đá chân giầy lão tướng tại sân cỏ Tagabe Tân đảo
Từ trái. Đưng: Bác Đoài - Cụ Nạp - bác Cư - bac Kính Ale - Bác Phiến - bác Thành
Ngồi: Bác Hộ - bác Tác - bác Cân - bác Minh - bác Lịch


1960. Bà con Việt kiều Port Vila  đón chào Phái đoàn Ngoại giao VN tại Tagabê

·        * Ông Trần Văn Cẩn, phái viên Cộng hoà VN cũng sang Vila vận động bà con VK về miền Nam. Nghe đâu ở bên Nouméa thi có Nghị sĩ Đỗ Mạnh Quát sang thương thuyết vận động.

Ông Trần văn Cẩn và phái đoàn miền Nam sang Port Vila thương thuyết

·         Bởi vậy, theo thoả thuận chung, một phòng đăng kí đã được mở cửa tại Délégation francaise ở Vila và Santo để mọi người tự nguyện đăng kí.
1.     Đăng kí về Miền Bắc VN (kết quả 90%)
2.     Đăng kí ở lại địa phương (kết quả 10%)
3.     Đăng kí về Miền Nam VN (kết quả 0%)




Đội tuyển bóng đá U23 Thanh niên Tagabê Tân đảo gồm có:
Đứng: Văn Đại - Dương Nhị - Trần Ngọc - Dương Đạm - Đỗ Sáng - Nguyễn Tốt
Ngồi: Đặng Xuyên - Kiều Thế - Nguyễn Thọ - Thế Tân - Nguyễn Quỳ.

·         Phong trào Văn hoá Thể thao bắt đầu được tổ chức và phát triển. Các đội tuyển của Thanh niên Thành phố và Tagabê được thành lập. Các đội Văn nghệ cũng được tổ chức. Ông Vũ Hoàng đã hết sức ca ngợi tinh thần yêu nước cao cả của kiều bào VN ở nước ngoài. Ông đã xem và uỷ lạo các đội bóng đá. Khen ngợi các diến viên không chuyên của các đội văn nghệ  tại Port Vila.

·         Đội tuyên bóng đá thanh niên U25 ở Tagabê thi đấu giao hữu. Bị đội Golden Star của Maxime Carlot hạ tỉ số 2-0.




  Đội tuyển Thanh niên VN Thành phố Vila gồm có: 
Đứng: Trần Bạch - Trần Xuân - Nguyễn vaăn inh - Trần Sâm (C) - Nguyễn Hiển - Trần Thanh
Hàng ngồi: Gilbert Trinh - Trần Tân - Bùi Sự - Nguyễn Long - Bùi Thành

30/12/1960: Tầu Eastern Queen thực hiện chuyến tầu đầu tiên chở  551 bà con VK Nouméa Hồi hương. Hoàng hậu Phương đông thực hiện được 3 chuyến trọn vẹn thì có lệnh ngừng do áp lực của chinh quyền Miền Nam Việt nam với Chính phủ Pháp.




1960. Tầu Eastern Queen thực hiện chuyến đầu tiên chở Việt kiều Nouméa về VN.

1961 (29/01): Eastern Queen thực hiện chuyến hai với 537 Việt kiều Tân Thế giới.

1961 (07/03): Chuyến thứ ba với 549 Việt kiều TTG. Sau đó bị đình hoãn vô thời hạn.

Những sự kiện: 
·         Tháng 4: Tin về cuộc Hồi hương bị đình hoãn như xét đánh mang tai. Ở Vila và Santô khí thế chuẩn bị hồi hương đang dâng trào cao độ tự nhiên xẹp xuống như bóng xì hơi.




1961. Lính Bảo an Pháp ngăn chặn Đoàn Biểu tình đòi tầu hồi hương
trước cồng Toà sứ Pháp Port Vila bên cạnh Toà án.



1961. Lính Bảo an Pháp ngăn chặn Đoàn Biểu tình ngay tại cổng Toà sứ Port Vila.

·         Một cuộc biểu tình lớn phản đối chính quyền miền Nam làm áp lực với Pháp đình hoãn công cuộc hồi hương. Đòi chính phủ Pháp tiếp tục hồi hương Việt kiều. Cuộc biểu tình đã bị lính bảo an ngăn chặn ngay trên đường vào Toà Chánh sứ Pháp gần Toà án Vila.




1961. Bà con Việt kiều Vila biểu tình đòi tầu hồi hương




1961. Bà con Việt kiều Santô biểu tình phản đối việc ngừng hồi hương.

·         Ông Vũ Hoàng đã trở lại Vila đả thông tư tưởng cho bà con. Những người làm việc cho các hãng mà có tên trong bản danh sách hồi hương rơi vào tình trạng “thất nghiệp” vì hầu như người nào cũng đã xin nghỉ việc chờ tầu. Chính quyền tạm thời thu xếp công việc làm cho anh chị em đi phát cỏ và dọn  vệ sinh tại khu vách núi từ máy Cà-phê lên giáp thành phố. Chỉ một ngày cả khu đồi đã được don sạch. Nhà chức trách khen ngợi anh chị em VK làm giỏi hơn dân đen. Sau đó họ đã thương lượng với các hãng cho mọi người được trở lại làm việc như cũ.

Phái viên Ngoại giao VN  VŨ Hoàng

1962: Những sự kiện:


1962. Khai mạc Đại hội TDTT Thanh niên Việt nam
tại sân vận động Tagabê Tân đảo.
Các Đội Việt trung - Đoàn kết - Hoà bình - Bình minh - Sao vàng - Ánh sáng - Chiến thắng...


·         Phong trào Thể dục Thể thao Thanh niên Việt kiều Port Vila đạt đỉnh cao chưa từng có. Tiêu biểu là Đại hội TDTT được tổ chức tại sân vận động Tagabê với hàng trăm vận động viên tham dự. 7 đội bóng đá nam, 4 đội bóng chuyền nam và  nữ, 1 đội tuyển bóng đá nam hạng A mang tên USV tức Hiệp hội Thể thao VN (Union Sportive Vietnamienne) do anh Trần Sâm (Samuel) làm đội truởng. Ông Philippe Delacroix làm “ông bầu” danh dự.




1962. Đội tuyển TN Việt nam tại Port Vila Tân đảo gồm có: ĐT Trần Sâm -

Đứng: Trần Sâm - Thành Hoàn -Quỳ Khải - Đạm Biến - Hiển Từ - Cát Khải - Nhị Biến.
Ngồi: Nguyễn Tốt - Ngọc Ký - Văn Thuỳ và Văn Sợi (NC) - Xuyên Thụ

·         Mỗi khu vực dân cư đều xây dựng đội bóng đá và bóng chuyền riêng của mình:



1962. Đội bóng chuyền nữ Ánh sáng Máy Cà-phê gồm có:
Đứng: Cúc Martine - Thế Liễn - Vy Xuân - Lan - Vân Tám - Vượng
Ngồi: Hằng Khải - Nụ Củng - Môn Tình - Huê Củng.



Đứng: Cát Khải - Vinh Ức - Văn Đại - Văn Đạt - Văn Thụ - Quỳ Khải- Long Tám - Sáng Ức.
Ngồi: Văn Khoát - Thân Tươi - Thịnh - Gaby Sự - Vinh Củng - Tuyết - Tâm Tẩm.

a.     Máy Cà phê: Đội Ánh sáng của Nguyễn văn Đại có 1 đội bóng đá nam và 1 đội bóng chuyền nữ.

Đội Bóng đá Bình minh thành phố Port Vila Tân đảo
Đứng: Quang Khanh - 2 người không nhớ tên - Uyên Các - Hiển Từ - Lộc Thùy
Ngồi: Vinh Từ - Thành Hoàn - Văn Thuỳ (NC) - Tân Ất - Cường Mêlê.

b.    TP Vila: Đội Bình minh của Nguyễn văn Vinh có 1 đội bóng đá nam và 1 đội bóng chuyền nữ.




Ảnh chung của hai Đội Đoàn kết của Nguyễn Thế Tân
và Đội Việt Trung của Hoang Văn Đường.

c.     Tagabê: Đội Đoàn kết của Nguyến Thế Tân có 1 đội bóng đá nam và 1 đội bóng chuyền nữ. (rât tiếc không có ảnh riêng của Đội)

Đội Bóng đá Sao vàng khu vực Ba-lăng năm 1960


Đứng: Thanh Tích - Ngọc Thoa - Xuân Tích - Thận Sinh - Bạch Tích
Ngồi: Moustique - Trần Vị - Văn Dũng - Thế Ất - Trịnh Việt .

Đội Sao vàng 1962. Ngồi: Huân Ruân - Thế Ất - Sự Tích - Moustique - Việt Thuật.
Đứng: Ngọc Thoa - Thanh Tích - Đạm Biến - Vinh Oánh - Ngọc Ký - Long Lân -
Xuân Tích - Sâm Bằng - Bạch Tích.

d.    Khu Ba-lăng: Đội Sao vàng của Trần Văn Sâm có 1 đội bóng đá nam.

Đội bóng đá Chiến Thắng khu mỏ mang-gan ở Forari
Đứng: Nghếch Tám - Long Lân - Thành Hoàn - Xuyên Thụ - Luỹ Ruân - Hoành Santô -
Ngồi: Uyên Các - Ngảnh Tích - Triển Tũn - Thu - Định Mêlê  và ông Lạc Giò.

e.     Khu Forari: Đội Chiến thắng của Nguyến văn Long có 1 đội bóng đá nam.



1958-1960. Ảnh toàn bộ khu nhà máy chế biến quặng mang-gan FORARI.
Rất nhiều Thanh niên VN  ở Vila và Santô đã từng làm việc trong khu mỏ này.

f.      Ngoại thành: Đội Việt Trung của Hoàng văn Đường có 1 đội bóng đá nam.
g.    Hỗn hợp: Đội Hoà bình của Nguyễn văn Lập (Santo) có 1 đội bóng đá nam.

Đội tuyển bóng đá Thanh niên VN USV đoạt CÚP luân lưu

h.    Tuyển chọn một số cầu thủ giỏi vào đội tuyển bóng đá Thanh niên Việt nam (USV) – Union Sportive Vietnamienne – do anh Trần Sâm lãnh đạo. Thành viên của đội tuyển:  Dương văn Đạm – Dương văn Nhị - Nguyễn văn Tốt – Trần đình Ngọc – Đặng Xuyên – Nguyễn Thụ - Nguyễn Quỳ - Nguyễn Cát – Văn Sợi và Văn Thuỳ (thủ môn) VK Nouméa. Dự bị: Nguyễn Thế Tân – Văn Đại – Văn Thọ - Vũ Minh.



Chung kêt CÚP Vô địch Hiệp hôi Bóng đá Tân đảo.
Đội Thanh niên VN USV hạ đội SUMAT đoạt chức vô địch và CUP luân lưu.

·          Đội USV vào chung kết hạ đội SUMAT của Maxime Carlot với tỉ số 3-1 đoạt cúp vô địch của Hiệp hội bóng đá EFATE. (sau khi hạ nhiều đội sừng sỏ như Impassible, Amicale, Golden Star v.v...). Maxime Carlot sau trở thành Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội  nước Công hoà Vanuatu nhiều nhiệm kì.

2012. Nguyên cựu Thủ tướng Vanuatu Maxime Carlot đã thân mật nói chuyện với anh Trinh Tài và đoàn VK trở về thăm lại quê hương thứ hai tại nhà ông bà Văn.

 1963: Một năm đặc biệt với những sự kiện:
·         Ông Lê Trung Thuỷ dẫn đầu phái đoàn Hồng Thập Tự sang Nouméa và Vila giải quyết tiếp việc hồi hương của Việt kiều theo đường lối nhân đạo. Lúc này Phong trào Thể duc Thể thao Thanh niên Việt kiều đã đạt đỉnh cao.





PV Lê Trung Thuỷ chụp ảnh lưu niệm với nam nữ vận động viên

tại sân vận động Tagabê EFATE Tân đảo năm 1963. 


·         Ông Thuỷ có nói: "Đất nước ta tạm thời còn bị chia cắt. Chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nếu bà con chờ khi nào nước nhà Thống nhất hãy về cũng chưa muộn". Một câu nói đầy tình Nhân đạo nhưng không ai để ý. Thậm chí có người còn bảo: ”có lẽ ông này là người của chính quyền miền Nam cử sang đây để tuyên truyền hay sao mà lại nói câu khó nghe quá”...
·         Nhiều người còn nói: “Bà con chúng tôi đoàn kết đấu tranh gian khổ trong bao nhiêu năm, đến hôm nay mới thực hiện được nguyện vọng của mình. Thế mà các bác lại bảo chúng tôi hoãn lại chờ nước nhà thống nhất hãy về là làm sao?”.
·         Nhưng rồi công cuộc hồi hương lịch sử cũng đã được thực hiện.






·         28/07/1963: Sự kiện lịch sử. Tầu Eastern Queen thực hiện chuyến tầu hồi hương thứ tư nói chung và là chuyến tầu thứ nhất của bà con Việt kiều Port Vila nói riêng. Trên tầu có 66 người nguyên là Việt kiều Tân đảo/Vanuatu sang Nouméa làm ăn sinh sống. Cộng với 490 người Việt nam sinh sống tại đảo EFATE.

Vila không có Cảng. Tầu neo đậu giữa Vịnh Người và hàng hoálên tầu vất vả.

·         Trong số này có gia đình và anh chị của Văn. Vồn liếng, tài sản có gì đều được thu gom đóng hòm, đóng két để mang về. Hình như mỗi người được mang 250 kí hành lí. Nhưng trên thực tế nhiều người khôn ngoan đã tranh thủ mua sắm dủ các loại hàng hoá, đồ dùng đóng két mang về. Có người mang cả tấn hàng hoá. Một số người mang cả xe ô-tô Peugeot 403, 404. Đặc biệt xe đạp Peugeot được yêu chuộng. Có người mua đóng két vài chục cái xe đạp. Rồi mô-tô, xe Vespa Piaggio đủ các loại được đưa lên tầu. Chưa hết, có người không có tiền mua sắm chỉ nhặt nhạnh vỏ chai  và trái dừa già đóng hòm. Hoá ra mấy ông bà này lại trúng lớn.

Tầu Eastern Queen neo đậu ngoài cửa Vịnh Vila sóng to gió lớn. Bà con VK hồi hương phải leo xuống sà-lan rôi lại leo lên câu tầu cực kì vất vả.
Nhưng ai cũng hồ hởi, phấn khởi.

·         Có nhiều người không mua bán gì cả vì tin lời Phái viên Vũ Hoàng nói: “Ở trong nước bây giờ chẳng thiếu thứ gì, bà con chỉ cần mang tiền về sẽ có đủ hết”. Trong số bà con này khi về Việt nam mời thấy ân hận là không sắm vài cái xe đạp Peugeot.

·         09/08/1963. Sau 13 ngày đêm lênh đênh trên biển Thái Bình dương, tầu Hoàng hậu Phương đông đã cập bến Cảng Hải phòng. Lần đầu tiên bước chân đến một đất  nước xa lạ, nhưng lại là  Quê hương thân yêu của ông bà, Cha mẹ. Nơi mà các cụ đã xa rời mấy chục năm trường. Hôm nay Tổ quốc Việt nam đã hân hoan mở rộng vòng tay đón mừng đàn con đi xa trở về...

28/08/1963: Chuyến tầu thứ 5 chở  550 bà con Việt kiều Santô về Hải phòng.
28/09/1963: Chuyến tầu thứ 6 chở  554 người. (Nouméa)
27/10/1963: Chuyến tầu thứ 7 chở 549 người. (Nouméa)
26/11/1963: Chuyến tầu thứ 8 chở  555 người.(Santô)
26/12/1963: Chuyến tầu thứ 9 chở  182 VK NC - 297 Vila - 73 Santô.
26/01/1964: Chuyến tầu thứ 10 chở 545 người Nouméa.
25/02/1964: Chuyến cuối thứ 11 chở 248 người Nouméa.

Bản tin của Báo Nouvelles Caledoniennes




Việt kiều Santô đón tiếp Phái viên Hồng Thập Tự tại Cảng Canal.



BCH Đoàn Thanh niên VK Santô với bác Kim và Dụ



Hội Phụ nữ Liên Việt Santô



Bà con VK Santô vui mừng bước chân lên tầu Eastern Queen tại Cảng Canal.

·         Từ cuối năm 1963 đến đầu năm 1964: Tầu Eastern Queen tiếp tục chuyên chở bà con VK Santô và Nouméa về nước. Ở hai nơi này, bà con hồi hương bước chân lên tàu được thoải mái hơn nhiều so với Vila, vì có cảng để tầu áp mạn. Bên Vila tầu neo đậu giữa Vịnh, sóng to gió lớn. Xà-lan chở người áp mạn tầu bồng bềnh trên sóng, cho nên việc leo lên cầu thang tầu là một việc cực kì vất vả gian truân, đặc biệt đối với các cụ già, phụ nữ và trẻ nhỏ...


Trạm 50 Đường Lê Khánh Thiện Hải phòng (Ảnh minh họa internet)

Trạm 50 lịch sử tại Cảng Hải phòng: Nơi bà con Việt kiều tập trung lần cuối cùng và cũng là nơi bà con chia tay nhau mỗi người một ngả. Người về vùng xuôi, người đi lên vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh, Để rồi cũng đúng 50 năm sau mới có dịp gặp lại nhau tại cái nơi mình đã sinh ra.... ở mãi tận chân trời Ca lê đô ni và Vanuatu...





Trái đất tròn... Sau 50 năm Ta lại gặp Ta ở nơi đã sinh ra chính mình.






2012. Chụp ảnh lưu niệm tại nhà anh chị Tưởng

trước khi chia tay trở lại Quê hương Việt nam.




Gần 100 năm về trước các cụ công nhân phu mộ chân đăng đã gạt lệ  rời bỏ Quê hương thân yêu dấn thân đi  tìm con  đường sống nơi Tân thế xa xôi...

Một đoạn đường vòng lịch sử. Cách đây gần một thế kỉ, các cụ nhà ta cũng từ nơi bến Cảng Hải phòng này bước chân lên con tầu Pierre Loti hoặc La Pérouse (Các cụ đọc là "Bê rô-ti" và “la bê-rui”) với một tay nải vài ba bộ quần áo nâu sòng,  thất thểu đi tìm con đường sống còn ở tận bên kia Tân thế... Hôm nay trở về rạng rỡ hiên ngang với một bầy con cháu đông vui gấp bội phần, vô cùng tự hào với danh nghĩa Việt kiều yêu nước...

… 90 năm đã qua đi nhanh chóng, nhưng cũng đã để lại biết bao nhiêu kỉ niêm đau buồn của cuộc sống tha phương đầy mồ hôi, nước mắt, máu và cả sinh mệnh con người phu mộ. Chúng ta không thể nào quên được là hàng ngàn người phu mộ Việt nam đã không có cơ may trở lại quê hương bản quán của mình. Họ đã ngã xuống dưới sự áp bức vô cùng dã man của các chủ đồn điền, cai kí và cả bệnh tật tại các đảo Ê-pha-tê, Santô, Ma-li-cô-lô, Ê-pi, Pa-mà, Ma-lô, Ao-rê, Păng-ti-côt v.v…

 

 

Riêng  Nghĩa trang lớn ở Port Vila đã có khoảng trên 300 ngôi mộ, Mê-lê và Thánh địa Montmartre có vài chục ngôi, chưa kể hàng trăm ngôi đã bị mất dấu vết ở nghĩa trang Công giáo cũ tại Port Vila. Nghĩa trang Saint Michel Santô cũng khoảng vài trăm. Ngoài ra,  Ma-li-cô-lô có nhiều nghĩa địa rải rác từ bắc xuống nam như Vao, Norsup, Ô-rạp,  Ô-lùa, Port Sandwich, Lamap, Bushman Bay v.v...

 

Đặc biệt, bà con Việt kiều không thể nào quên được vụ án Ma-lô Pass ở Santô, mà 6 người phu mộ đã hy sinh anh dũng cho nền Tự do và Công lý dưới lưỡi đao bất công của thực dân ngày 28/07/1931 tại Port Vila Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.


Lễ đài tưởng niêm uy nghi tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo/Vanuatu

Lịch sử đã ghi lại dấu ấn không bao giờ phai mờ  trên những câu đối tại các nghĩa trang mà tiêu biểu là ở Đài Tưởng niệm Nghĩa trang Port Vila. Câu đối chữ Nho hồi ấy do cụ Đồ Phấn ở Máy Cà-phê biên soạn. Đã được các ông Lưu đình Tuân và Phạm Quyết Chiến - đều là giảng viên Đại học ở Việt nam dịch thuật. Có sự tham gia của ông Đông Hoàng, một dịch giả nổi tiếng và anh Đặng Thái Hoàng - du học sinh VN tại Úc. Xin trân trọng cảm ơn và xin phép vinh danh quý vị. Dưới đây là hai câu đối :

 

Câu đối bên phải. “Thán dã đồng bào Hồng Bắc khứ”.
Có nghĩa là:
“Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hồng bay về Phương Bắc”.


















Câu đối bên trái: ”Ta hồ ngã chủng cách Nam quy”.
Nghĩa là :
“Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam”.



Những sự kiện trên đây chỉ là tóm lược mà thôi, tác giả mong nhận được sự góp ý của bà con anh chị em nguyên là Việt kiều Tân đảo và Tân Thế giới, những người đã từng kinh qua giai đoạn lịch sử thời kì đó.  Như vậy  việc tóm lược các sự kiện về cuộc sống “tha phương” của người cu-li phu mộ Việt nam xin phép được tạm thời kết thúc ở đây.

Một số hình ảnh trên đây do anh Georges Trịnh Quang Khanh (đã mất) và chị Virginia LEE tức bà Được  là phu nhân ông Đỗ Trọng Tưởng cho mượn để sao chụp. Ngoài ra cũng có một số hình ảnh do ông bà Văn lưu giữ. 
Xin trân trọng cảm ơn và xin vinh danh các vị.

Xin kính chúc bà con, cô bác, anh chị em luôn vui vẻ, khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Để giúp quý vị thăm lại quê hương thứ hai của mình bằng hình ảnh,
xin mời bấm vào đây: http://www.panoramio.com/user/5191672.
Hãy bấm trực tiếp vào ảnh để phóng to xem cho rõ. Xin chân thành cảm ơn Quý vị...