Powered By Blogger

Friday, November 22, 2013

Vụ án "MALO PASS" tại Santô Tân đảo (Phần đầu)

VỤ ÁN MALO PASS tại Santô Tân đảo

Phần đầu


Vụ án MALO PASS tại Santo Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) năm 1929 đã đi vào lịch sử về cuộc sông tha phương của người Phu mô chân đăng Việt Nam tại Tân đảo.
..

Chân dung những người Phu mộ chân đăng VN ở Tân đảo

Đi ngược dòng để tìm hiểu thêm đôi điều về diễn biến của vụ án thời kỳ đó sẽ giúp chúng ta có thêm tư  liệu để suy ngẫm về sự hy sinh cao cả của những  người phu mộ này. Những người cu-li phu mộ Việt nam với tinh thần quật khởi đã dám tổ chức hạ sát tên chủ đồn điền độc ác và tàn bạo, nhằm nhen nhúm ngọn lửa đấu tranh cho quyền sống Tự do và Công lý… Văn xin phép  tạm trích dịch bài  báo về Vụ án MALO-PASS năm 1929 đăng năm 1931 trên báo “Le Néo Hebridais” của Cụ cố Phùa tức  Louis Gabriel FROUIN viết về vụ án đó.


Bài báo viết như sau:

 …”Âm mưu chống đối lại chủ đồn điền do những người phu mộ Việt nam tổ chức và thực hiện, đã gây nên án mạng tai đảo Malo thuộc đảo lớn Santô  hồi tháng bẩy năm 1929.


Vụ án Malo Pass đã xẩy ra tại đảo Malo Island thuộc đảo Santo

Đồn điền “Malo Pass” tại đảo này thuộc quyền sở hữu của Công ty Nông lâm và Khoáng sản tại Tân đảo. Họ thuê người nước ngoài quàn lý và khai thác đồn điền.  


Hợp đồng của người đốc công quản lí cũ sắp hết hạn vào cuối tháng 5 năm 1929. Công ty đã phải lo chuẩn bị tìm người để kế nhiệm. Một người quản lý mới tên là N. (dấu tên) đã được tuyển lựa và đến nhậm chức ngày 01/06/1929. Trong vòng một tháng hai người quản lí cũ và mới  đã hoàn tất thủ tục bàn giao toàn bộ công việc theo quy định của Công ty.

Nhân công làm việc trong đồn điền thời đó bao gồm người địa phưong và một số cu-li phu mộ Bắc kỳ tới từ Đông dương năm 1928. Trong số đó người ta nhận thấy sự nổi bật về tính khí bất thường của 4 người phu mộ Việt nam. Đại thể  là “tinh thần lao động kém”, “tính khí ngỗ ngược”. Và chính sự bất thường này có thể  làm  tấm gương xấu cho những người khác noi theo. Ông  chủ N. đã làm báo cáo lên Công ty  về  tình trạng khai thác bị trì trệ và giảm sút trong đồn điền. Đồng thời nêu những biện pháp cứng rắn cần áp dụng nhàm ổn định lại tình thế lúc bấy giờ





Công ty Nông lâm và Khoáng sản ở Tân đảo New Hebrides

Để ổn định tình hình, ông  chủ N.  đã không ngần ngại dùng roi gân bò, nắm đấm và cú đá nhiều lúc quá mạnh làm cho dân cu-li bị ngất sỉu. Ông cũng  không ngần ngại bắt nhốt những người mà ông ta  cho là cứng đầu, biếng nhác vào các hố đào xâu dưới đất. Một kiểu  nhà tù trong đồn điền lúc bấy giờ. Phía trên được che kín bằng những phiến gỗ lớn cực dầy và  rất nặng, trên lợp  tôn. Nhưng thông thường trong dân gian có câu: “ai bị giam cầm  tất sẽ phải tìm kế thoát thân”. Bởi vậy thường đã  có người thoát ngục trốn vào rừng, nhưng vẫn được đồng bào của họ cưu mang tiếp tế. Cũng chính việc đối xử  quá ư hà khắc  đó  đã gây cho người lao động tinh thần  phản kháng, trong số đó có  bốn người cu-ly Bắc kỳ nói trên  đã   nẩy sinh âm mưu loại trừ ông chủ.


Trung tuần tháng 8 năm đó, Tổng  giám đốc Công ty đi kinh lý và hết sức khen ngợi  ông   N. vì đã thiết lập được trật tự đồng thời đã cải thiện được tình hình kinh tế của đồn điền này. Lại còn khuyến khích ông  N. phải mạnh tay hơn nữa. Đến ngày 25 tháng 8, ở Malo-Pass  N. tiễn chân bạn là Kỹ sư trắc địa sau khi hoàn tất công việc đo đạc đi sang đảo Ao-rê bằng thuyền máy. Mãi chiều tối mới trở lại đồn điền một mình.



Tất nhiên là 4 người cu-li đã chuẩn bị cơ hội để thục hiện âm mưu đen tối của họ. Ông N. về nhà nghỉ ngơi. Chưa kịp lên giường nằm, lập tức một người đến gõ cửa  báo là tên trốn  tù hôm trước  hiện đang nấp trong xó bếp của trại. Với bộ  đồ ngủ pijama, ông  N. một tay cầm đèn pin, tay kia cầm khẩu súng ngắn đi thẳng xuống bếp.  Ông chiếu thẳng đèn pin vào mặt làm cho loá mắt. Không dám chông cự, người cu-li bị lôi về trói vào cột ở ngoài hiên nhà ông chủ.

Khoảng nửa đêm  hôm ây, 4 tên cu-li bắt đầu thực hiện kế hoạch của minh. Trước hết, họ lén  cởi trói và đưa bạn về trại giấu ở gầm giường. Lần thứ hai họ đánh thức ông chủ và báo tin là tên tù đã xổng và đang trốn trong trại. Lập tức ông chủ cầm đèn  pin và khẩu súng  lục đi theo mấy người xuống trại. Lúc đầu ông ta lùng sục ở chỗ tủ đựng thức ăn nhưng chẳng có gì. Một người mách là người tù trốn dười gầm giường. Ông chủ cúi xuống soi đèn vào gầm giường. 4 người cu-li  đứng đằng sau chỉ chờ có thế. Người thứ nhất đập hai nhát búa vào gáy ông chủ, những người khác dùng  dao phát cỏ đâm liên  tiếp vào thi thể bất động nằm dưới đất.

Cuộc điều tra của chính quyền sau đó đã xác định  là trong vụ án này còn có một số người khác tham gia. Ít  nhất có khoảng  hai chục người liên quan trong vụ án đêm hôm đó. Có nguồn tin xác  minh lai lịch  4 thủ phạm khi làm thủ tục  đăng ký đi phu sang Tân đảo đã mượn tên tuổi giả mạo, nhằm trốn trành pháp luật ở Bắc kỳ (?). Sau đó, quyết định của Toà án Pháp tại Port Vila xử: 4 người trực tiếp giết chủ lãnh án Tử hình. Ba người khác kể cả tên trốn ngục lãnh án khổ sai chung thân. 7 người khác lãnh án khổ sai có hạn định. 6 người còn lại chỉ bị khiển trách. Trong lúc Toà tuyên đọc bản án thì tầu tuần dương hạm  “Regulus” cũng vừa tới, neo đậu trong Vịnh Vila.



Tòa án cũ Port Vila - Nơi đã quyết định số phận của các thủ pham ván Malo Pass

Để bảo đảm an ninh cho khu vực, tầu “Regulus”  được  lệnh   nhanh chóng đưa nhũng kẻ bị kết án tạm thời  lưu đầy sang Tân Thế giới để giam giữ. Đồng thời sẽ chờ sự  phán quyết cuối  cùng  của Toà kháng  án (Tribunal de Cassation) ở Noumea.

Nhưng  sau đó,  đơn  yêu  cầu xin xá tội cho những kẻ gây án giết người đó đã không được chấp nhận.

* Tên N. tức Chevalier
LG Frouin - Báo "Le Néo Hebridais"


Kì sau: "Máy chém dưới bóng dừa"







Bia mộ 6 người Việt Nam  bị hành hình ngày 28/07/1931 tại Port Vila Tân đảo.


 




Bài báo nguyên bản tiếng Pháp

Rassemblement des Travailleurs Vietnamiens dans une plantation

L'AFFAIRE DE MALO-PASS (1929)







L'AFFAIRE DE MALO-PASS (1929)
(Première partie)


Une machination contre un colon, bâtie et menée à son terme criminel par des recrutés tonkinois sur l 'île de Malo en juillet 1929.



… La propriété" Malo-Pass",sur l 'île de Malo appartenait à I’ époque à la Compagnie Agricole e t Minière des Nouvelles-Hébrides qui employait des gérants pour l‘exploitation. Peu avant l'expiration du contrat du gérant contre-maître fin mai 1929, la Compagnie s'est préoccupée de son remplacement en s'assurant le concours de N... qui a pris ses fonctions le 1er juin 1929. Les deux gérants ont collaboré pendant environ un mois en guise de transition.


La main-d’œuvre employée sur cette plantation était composée d'indigènes et de Tonkinois arrivés directement d 'Indochine en 1928. Et parmi eux, quatre hommes se sont fait remarquer par leur différence : "mauvaise volonté au travail" et "nature violente".



Il est facile de deviner qu'avec ces comportements "frondeurs" ils aient acquis une grande emprise sur les autres travailleurs.


Déjà, pendant la période de transition de prise de fonction, N... avait signalé à la direction d e la Compagnie que  l'exploitation était dans un état déplorable et on lui a suggéré de "reprendre les choses en main". Ainsi donc, devant son attitude ferme, ces quatre Tonkinois, s 'inquiétant probablement de perdre leur ascendant sur les autres, se sont concertés pour former le projet de se débarrasser de lui.

Il faut dire que N..., dans le souci du meilleur rendement n'hésitait pas à utiliser le “nerf de bœuf”. Il lui arrivait aussi de mettre les recrues indociles et paresseuses dans une fosse creusée dans le camp et de recouvrir le tout avec des tôles et des madriers. C'était un peu la “prison” de la plantation. Mais qui dit prison dit évasion, souvent, et il y en eut une, celle d'un Tonkinois qui est allé vivre dans la brousse, ravitaillé par ses compatriotes de la plantation.

A la mi-août, le directeur de la compagnie est venu en visite d'inspection, a constaté que tout allait beaucoup mieux et que le rendement dans le travail s’était amélioré. Il n'a pu qu'encourager N... à poursuivre dans cette voie.

Le 25 août, N... accompagne un ami sur sa plantation et revient à la tombée de la nuit. Il trouve alors à Malo-Pass mon sieur A ..., géomètre de la Compagnie avec qui il a dîné puis ce monsieur A4... est parti avec sa pétrolette à Aoré sur l'autre rive du Bruat où il procédait à des travaux de délimitation. N... se trouve donc seul... Et évidemment, on s’en doute, c'est le moment que vont choisir les quatre comploteurs pour mettre à exécution leur projet.

L'un était chargé d'aller prévenir N... que l'évadé était dans la cuisine des coolies et qu’il se ravitaillait. Le colon, en pyjama, se munit d'une torche et de son revolver et va à la cuisine. Il le retrouve en train de fouiller dans un sac de riz. N... dirige brusquement son faisceau lumineux sur lui et le met en joue. Ebloui et pris de peur, le tonkinois lâche le sabre d'abatis qu’il dissimulait derrière son dos et se laisse entraîner sans résistance jusqu'à la maison du colon où il est attaché sur la véranda.

Les quatre autres décident d'en finir immédiatement, avec leur patron. IIs libèrent leur ami, et le mettent cette fois sous I'un des lits de leur habitation commune. Et pour la seconde fois, ils appellent N... lui disant que le prisonnier s’était échappé à nouveau et qu'il était dans une case cherchant de la nourriture. Le colon les suit à nouveau au camp des travailleurs.

Tenant de la main gauche sa lanterne électrique et de la droite son revolver, N... se dirige vers le coin du garde-manger et ne trouve rien. L'un des Tonkinois lui explique alors qu’ayant eu peur, l’autre s'est caché sous le lit. Le colon se baisse , les quatre hommes derrière lui …

Le premier lui assène alors deux coups de hache derrière la tête, suivi des autres qui enfoncent leurs sabres d'abattis dans le corps étendu, mort.

L'enquête menée après cet assassinat a montré qu’il y avait bien eu complot monté par ces quatre Tonkinois aidés par une vingtaine d'autres qui se trouvaient devant et autour de la case cette nuit là. Les coupables ont reconnu avoir scellé un pacte avec les autres autour de deux bouteilles de vermouth, s’assurant ainsi le concours de tous et leur mutisme. Renseignements judiciaires pris sur les antécédents des accusés il s'est avéré qu'ils étaient venus travailler aux Nouvelles-Hébrides sous de faux noms, certainement dans l'espoir que resteraient inconnus les crimes qu'ils avaient commis au Tonkin.

Après un long procès au Tribunal Français de Port-Vila, l e verdict est rendu tard dans la soirée : Les quatre Tonkinois sont condamnés à mort. Trois autres dont l'évadé aux travaux forcés à perpétuité, sept autres aux travaux forcés à temps et les six derniers sont acquittés. Lors de la lecture d u verdict, l 'Aviso escorteur "REGULUS" de la Marine Française était en rade de Port-Vila depuis quelques heures...


Par mesure de sécurité et d'ordre, les condamnés ont été provisoirement déportés en Nouvelle Calédonie par le "REGULUS" Pour attendre le résultat de leur pourvoi en Cassation puis du recours en grâce qui furent rejetés par la suite.

" le Néo-Hébridais"
Journal de M. FROUIN