Powered By Blogger

Thursday, May 9, 2019

AN NAM PHU MỘ SỬ THI - Kỉ niệm 100 năm người VN ở Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) - Tập BA

AN NAM PHU MỘ SỬ THI


 Di tích lịch sử do bàn tay người phu mộ VN kiến tạo vẫn còn in bóng nơi đây
 
Thơ viết về đề tài lịch sử của người Phu mộ
Việt Nam Tại Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu)


Jean Vanson biên soạn và lên trang Blog


 LỜI NÓI ĐÂU
 
1920-2020. Nhân dịp chuẩn bị kỉ niệm 100 năm sắp tới về sự hiện diện của người Phu mộ Việt Nam đầu tiên đến Tân đảo theo diện hợp đồng lao động chính thức (Engagés sous-contrat officiel) và sự tiến triển của các thế hệ con cháu các Cụ sau này tại Vanuatu cũng như ở Việt nam và các nơi khác.
Lão Văn xin mạn phép kể truyện trăm năm bằng bài thơ lục bát dài viết về đề tài lịch sử nhằm tưởng nhớ và vinh danh các vị Tiền bối. Đồng thời để  kỉ niệm trang sử vẻ vang về  cuộc đời tha phương muôn vàn chông gai của các cụ phu mộ chân đăng Việt Nam đi lao động kiếm miếng cơm manh áo ở xứ Tân đảo thời xa xưa và sự tiếp bước của con cháu hậu duệ của các Cụ cho đến ngày nay.
Trong bản luận án của bà Frederique Tailhade "La colonisation des Nouvelles Hebrides et les Indochinois" có nêu câu nói bất hủ của một số chủ đồn điền cỡ lớn ở Tân đảo. Họ thừa nhận :
« Les Nouvelles-Hébrides ont été faites par les VIET »
 (Chính người Việt Nam đã xây dựng nên đất nước Tân đảo)

Xin mời quý vị đón đọc vần thơ Phần 5 và 6 sau đây:

 
PHẦN NĂM
Cội nguồn thương nhớ…

Qua cơn bĩ cực phong ba, (m)
Đòi tầu thắng lợi, mọi nhà hát ca.
Chuyến bốn Việt kiều Vi-la,
Xăng-tô nối tiếp, Lu-mea chuyến cùng.
Hàng thì đóng két đóng thùng,
Ô tô xe đạp, đồ dùng mang theo.
Máy khâu quạt điên ra-điô,
Thùng phuy tôn kẽm, cùng theo lên tầu.
Vi-là không có cảng cầu,
Phương đông hoàng hậu, neo đậu biển sâu.
Gập ghềnh sóng vỗ cầu tầu,
Người già con nít, thang cầu cố leo.
Các bà con ãm con đeo,
Nặng nợ đèo bòng, leo trèo cũng hăng.
Chiều hôm bóng ngả đêm trăng,
Nhìn về bến cũ, nhẹ nhàng lệ rơi.


Xăng-tô tầu áp tận nơi,
Ca-nan cầu cảng, thảnh thơi bến tầu.
Bà con sung sướng leo cầu,
Tinh thần thoải mái, còn đâu bi sầu.
Nhìn về bến cảng hồi lâu,
Miệng cười tay vẫy, còi tầu âm vang.
Bạn bè thân hữu hát rằng:
“Tam biệt bạn nhé”, tình tang lệ sầu.
Thế rồi chuyến trước chuyến sau, (n)
Hồ hởi phấn khởi, lên tầu về quê.
Con tầu mẫn cán đi về,
Người người mũ áo, chỉnh tề hầu bao.
Không gươm cũng đấng anh hào,
Việt kiều yêu nước, bảnh bao gương mày.
Bà con bạn bè giơ tay,
Ca bài vĩnh biệt, hẹn ngày kiến tương.


Chục ngày sóng biển đại dương, (o)
Thanh niên múa hát, trên boong nhịp nhàng.
Biển xanh in bóng Nữ hoàng,
Phương Bắc thẳng tiến, xa đàng phương nam.
Nửa đường mới thấy ngỡ ngàng,
Người già vui sướng, mênh mang giấc nồng.
Thanh niên tư lự tang bồng,
Cua dừa bỗng nhớ, tôm rồng chim dơi.
Trùng dương vượt cõi biển khơi, (q)
An toàn cập bến, quê nơi Hải phòng.



Cờ hoa rợp đất chờ mong,
Gia đình cô bác, họ hàng gần xa.
Trải qua mấy chục năm qua,
Vẫn nhận ra được, người nhà thương yêu.
Đất Mẹ mong mỏi bấy nhiêu,
Đàn con rơi lệ, tràn nhiều tình thương.
Trẻ đi.  Già về xóm phường, (r)
Thỏa lòng mong ước, tha hương trở về.
Lòng dạ bồi hồi tái tê,
Mấy chục năm dài, tràn trề niềm vui.
Vĩnh biệt xứ người hàn vi,
Trở về đất Mẹ, sầu bi nguôi dần.
Láng giềng cho chí người thân,
Việt nam độc lập, công dân nước nhà.


 Biến núi rừng thành nương lúa mới...

Hồi hương cuộc đời nở hoa, (s)
Kẻ đi kinh tế, người hòa công nhân.
Kỹ sư bác sĩ quân nhân,
Người gồng kẻ gánh, góp phần dựng xây.
Nữ nam du học bên Tây,
Nga Bun Đức Tiệp, trò thầy kỹ sư.
Tiến sĩ con cháu mộ phu,
Thanh niên Tân thế, sĩ phu đa tài.
Đôi điều nghĩ oái oăm thay, (t)
Rất ít các cụ xum vầy quê hương.
Đa số lại chọn con đường,
Đưa đàn con cháu, lên rừng khai hoang.
Thái nguyên cho tới Tuyên quang,
Làm kinh tế mới, mở mang đất này.
Chân đăng phu mỏ Hòn-gay,
Quảng nình than quặng, đổi thay cuộc đời. 



Nhưng rồi than ôi…


Sáu tư bom đạn xới cầy, (1964) (u)
Làng trên xóm dưới, đất này tan hoang.
Mười năm bom đạn kinh hoàng,
Ta lại chiến thắng, tiếng vang nụ cười.
Trăm năm gương tốt sáng ngời,
Chiến đấu anh dũng, nên người hiển vinh.
Gần trăm chiến sĩ hy sinh,
Tri ân Liệt sĩ, quang vinh trọn đời.
Chiến trường Nam Bắc khắp nơi, (v)
Mậu Thân sáu tám, sáng ngời cố đô.


Thành Huế, rực rỡ mầu cờ,
Sông Hương in bóng, lững lờ đò đưa.
Khe Sanh, Đường chin rừng thưa,
Bom đạn cấy xới, đường sửa vẫn thông.
Đường mòn thông suốt tiến công,
Thanh niên nam nữ, xung phong vẫy vùng.
Việt Nam Bà Mẹ anh hùng, (x)
In trang sử sách, bảng vàng ghi danh.
Bốn Mẹ trên đất Tuyên quang,
Thành phố Vũng Tàu, Hải dương hai Bà.
Xăng-tô yên vị ba Bà,
Vi-la có một, hai Má Lu-me.
Sáu Mẹ thoát nợ dương thế,
Vĩnh hằng cực lạc, trăm bề rạng soi.

 Nguyên Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Sáu (NC)

Thế hệ con cháu thành người,
Đại biểu Mặt trận, Quốc hội biểu dương.
  Xóm làng cho đến trung ương,
Người trên kẻ dưới, kỉ cương chấp hành,
Bà con kiều bào dân lành,
Chống tệ tham nhũng, khó giành trắng đen.
Tránh đâu mang tội đấu tranh,
Im hơi lặng tiếng, may giành miếng xôi.
Ngắn ngủi xin có đôi lời, (y)
Việt kiều già trẻ, gái trai góp phần.
Góp công góp sức xả thân,
Tham gia kháng chiến, bảo toàn non sông.
Nhiều người đã được báo công,
Kiều bào yêu nước, bảng vàng ghi danh.
Xây dựng đất nước phồn vinh,
Một trăm năm ấy, tâm tình sang trang.

Bình minh tỏa sáng …



Cuộc đời bỗng chốc sang trang,
Năm chục năm ấy, lên đàng bay sang
Tám mốt chư vị nữ nam,
Nhau-li Bù-rầu viếng thăm mỏ kền.
Đầu bạc râu tóc tựa tiên,
Âm vang tiếng nói, thanh niên khó bì.
Côm kẽm đến Tây-ba-ghì,
Chân đăng phu mỏ, tên ghi bảng đồng.
Thủy chung cũng một tấm lòng,
Trở về thăm lại, chốn rừng xanh xưa.
Đảo xưa bát ngát trái dừa,
Cây nay già cỗi, lưa thưa đàn bò.
Viếng thăm Tân đảo Xăng-tô,
Sửa sang bia mộ, cảnh ngộ tàn hoang.
Thành tâm thắp một nén nhang,
Vong linh cô hồn, thiên đàng nghỉ yên.


Giầu nghèo rồi cũng thành tiên,
U bẩy U tám, cơ duyên mặn mà.
Xăng-tô rồi đến Vi-là,
Chim dơi cua dừa, món lạ bấy lâu.
Tình cảm con người khắc sâu,
Bao năm xa cách, gặp nhau ngỡ ngàng.
Hàn huyên phút chốc lên đàng.
Trở lại đất tổ, quê hương bản làng.
Em ơi nói với ai rằng, (z)
Anh về vẫn nhớ ánh trăng nàng cười.
Nụ hôn hẹn ước đầy vơi,
Mưa thu man mác, gặp nơi quê nhà.
Phôi pha em chẳng nhận ra,
Vẫn hình bóng ấy, nhưng là người dưng.
Thôi thì kiếp trước không đừng,
Kiếp sau tái hồi, Kim Trọng may chăng…




Phần NĂM xin kết thúc tại đây.
Hẹn gặp lại quý vị trong phần SÁU kì tới.
Chúc quý vị và bà con sức khỏe và niềm vui
 
Chú thích và dẫn giải phần NĂM

(m) Ông Lê trung Thủy đã hoàn thành sứ mạng giải quyết thành công việc tiếp tục hồi hương bà con VK về nước VNDCCH. Tầu Eastern Queen thực hiện chuyên thứ 4 chở 565 người, rời Port Vila ngày 28/7/1963. Trùng khớp với ngày 6 tử tù của vụ án Malo Pass bị hành hình bằng máy chém ngày 28/7/1931 tại trại lính Tây ở Port Vila.
(n o p q) Bà con VK từ già đến trẻ ai cũng vui mừng phấn khởi. Nhất là các cụ già như trẻ lại. Nhưng gần đến Hải phòng thì đa số thanh niên đã bắt đầu tư lự. Nhưng rồi mọi thứ lại đâu vào đấy. Cuộc đón tiếp vô cùng nông nhiệt của gia đình, người thân và đồng bào tại Cảng Hải phòng đã làm quên đi mười mấy ngày đêm trên sóng biển đại dương.
“tang bông” ở đây nghĩa là có chí khí quật khởi, xông pha đường trường. Ý nói là thanh niên không sợ gian khó chông gai hiểm trở.
 (r s t)  Hồi hương mới chân ướt chân ráo, mọi thứ thiếu thốn, đất nước xa lạ làm cho lớp trẻ vô cùng bức xúc. Kể cả người già cũng cảm thấy bị lạc lõng. Chỉ sau thời gian ngắn đã phải ngậm ngì than thở, vì chính các cụ cũng không ngờ. Nhưng dù sao cũng phải thừa nhận rằng lớp con cháu cháu ho nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới nhanh hơn các cụ. Thậm chí có cụ bức xúc quá đập vỡ cả đài thu thanh với lí do : « chỉ vì mày mà tao khổ ».
Các cụ nhớ lại : Hồi ra đi Tân thể, người nào cũng chỉ trên dưới hai mươi. Nay được trở về, cụ nào cũng U5 U6 cả rồi. Rõ ràng là quê hương mình nhưng nhìn cái gì cũng lạ.
Rất ít gia đình đưa con cái về quê quán. Hoặc là ở lại thành phố hoặc là đưa con cái đi khai hoang vùng kinh tế mới. Đó là điều rất khó hiểu : là khi còn ở nước ngoài các cu hăng hái đấu tranh đòi tầu hồi hương. Nhưng sau khi về nước lại không về quê hương bản quán mà lại đi sinh sống ở một nơi xa lạ, không phải quê quán của chính mình.
Nhưng cuối cùng thì cuộc sông đã dân dần ổn định. Ở tuổi 50, 60 mà vẫn phá rừng phát cỏ làm rẫy trồng ngô khoai săn. Vẫn làm ruộng cây cấy thóc gạo. Các cụ bảo : « Vất vả thật, nhưng không uổng phí vì đã góp công góp sức xây dựng cho quê hương đất nước mình ». Thật chí lý. Tinh thần của các cụ Việt kiều yêu nước thật cao cả. Thật xứng đáng là những người anh hùng lao động. Trẻ thì đi xây dựng xứ người. Già thì trở về xây dựng xứ mình quê ta.
Bù lại, con cháu các cụ đã được vào các trường đại học và đi du học Tây phương. Nhiều người trở thành kĩ sư, bác sĩ, giáo sư. Nhiều người đã được đề bạt nắm chức vụ cao quý trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Hầu hết ai cũng có công ăn việc làm và thành đạt.
(u v x )  Than ôi ! Cái lam lũ khổ cực của cuộc đời người phu mộ chân đăng tưởng như đã được an bài nơi dĩ vàng và tiếp tục hưởng sự thanh thản trọn đời nơi cố quốc thân yêu. Vậy mà, trong phút chốc, chiến tranh bùng nổ đúng như ông Thủy đã nói năm xưa. Dân thành thị thì sơ tàn đến nơi thôn dã, lên vùng hẻo lánh. Dân vùng múi xa xôi cũng chẳng yên nào. Thậm chí có cụ đã ngã xuống ngay nơi mình đang vun xới cây trông vùng kinh tế mới.
Thanh niên nam nữ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ chống giặc ngoại xâm. Người thì đi bộ đội, người thì thanh niên xung phong. Người thì đã trở thành anh hùng, nhưng hàng trăm anh chị em đã ngã xuống. Họ đã hy sinh thân mình để bảo vệ cuộc sống cho hàng triệu người, trong đó có ông bà, cha mẹ, anh em, chú bác, con cái và người thân của chính mình.
Bao nhiêu bà má đã trở thành Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Bao nhiêu chiến sĩ đã được Tổ quốc ghi công. Bà con ta nói chung đã được Nhà nước vinh danh là Việt kiều yêu nước. Thật là vẻ vang trọn đời.
(y z) Bỗng đâu cuộc đời sang trang. Năm 2012, sau hơn 50 năm xa cách, 81 anh chị em VK U7, U8 đã trở về thăm lại cái nôi đã sinh ra minh ở Caledononia, Vila và Santo. Mặc dù tóc đã bạc phơ, nhưng xem chưng các vị vần còn dư phong độ. Có tiền mua được vé bay đã là khó. Nhưng còn đủ sức để ngồi trên ghế máy bay suốt chặng đường dài từ VN đi Nhật hoạc Cao-ly. Rồi từ đó bay về Noumea, Vila và Santo. Mới thấy hết được nghị lực và sức khỏe  phi thường của các bô lão. Không phải khen đâu, nhưng đó là một điều hết sức phi thường.
Tới Vila cũng như Santo, việc đầu tiên là đi viếng thăm các di tích lịch sử, nghĩa trang, nhà thờ của người phu mộ chân đăng còn để lại. Đồng thời, với thời gian lưu trú ngắn ngủi, bà con đã tranh thủ sửa sang lại các phần mộ bị hư hong. Đặc biệt tại nghĩa trang Xanh Mi-sen ở Santo.
Một điêu ít người để ý đến là một só bà con đã được tín nhiệm bầu vào Mặt trân Tổ quốc, bầu làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Nhiều người được đề bạt giữ chức vụ quan trọng trong các bộ máy chính quyền Như các ông Trịnh Tài, Hồ văn Hán, bà Vũ Quý, bà Trần Dung v.v…
Ở bên xứ Noumea có nhiều bà con VK thành đạt như ông Andre Dang van Nha, ông Gilbert Thông, nhà văn Jean Vanmai. Ở Vila có ông Gilbert Dinh Van Thân v.v…
Tự hào thay cho các cụ phụ mộ chân đăng và các thế hệ con cháu của các cụ.



PHẦN SÁU
Cuộc sống vẫn tiếp diễn …


Việt kiều sau cuộc hồi hương, (a) 
Tân đảo ảm đạm, phố đường vắng tanh.
Xưa kia nhộn nhịp trăng thanh
 Xăng-tô Vi-là, biến thành hoang vu.
Tối đến đường phố mịt mù,
Xóm làng phố xá quạnh hiu im lìm.
Nhà nhà đóng cửa ngồi nhìn,
Nghe tiếng chim cú, nhót tim dân lành.
Đầu tiên là thiếu rau xanh,
Vì chưng người trồng, người gánh chẳng còn.
Lợn chuồng cho đến gà non,
Giá tăng gấp mười, chẳng bòn đâu ra.
Dân tình đau khổ kêu ca,
Người Việt về hết, mới ra nỗi này.
Rau xanh nhập khẩu về ngay,
Giả cả đắt đỏ, gấp mười gấp năm.
Công việc không có người làm,
Công trình trì trệ, quán hàng vắng tanh.


Cũng may người Việt ma-lanh,
Mua xe chở khách, mới nhanh làm giầu.
Tậu thêm nhiều chiếc xe ngầu,
Thuê thêm người lái, bao thầu khách du.
Hàng ăn đông khách bội thu,
Hớt tóc đêm ngày, chả bù ngày xưa.
Qua ngày bão tố nắng mưa,
Bà con ở lại, cũng vừa trấn an.
Người thân về nước Việt Nam,
Một mình ở lại, khóc than thêm sầu.
Chi bằng quên hết lo âu,
Tập trung cầy cuốc, biết đâu có ngày.
Đêm ngày gắng sức hăng say,
Đạp bằng trở ngại, dịp may mỉm cười.


Dù sao cảnh đã gặp thời, (b)
Như cá gặp nước, ông Trời trao tay.
Tiếc rằng không có nhiều tay,
Để vơ của cải, phơi bầy khắp nơi.
Làm việc như thể ăn chơi,
Tiếp bước cha chú, một thời nổi danh.
Bao người đã được giầu nhanh,
Người Tây lác mắt, dân Anh xin chào.
Tinh thần đoàn kết dâng cao,
Lập Hội Ái hữu, tự hào Việt nam.

 

Buổi đầu gian khổ đồng cam,
Ông Thử Ông Thấu, bầu làm việc công.
Mỗi người một ý bất đồng,
Kết cục Ái hữu thành công Hội đoàn.
Bẩy tư Hải phòng hân hoan, (1974)
Mừng xuân thống nhất, bà con vui vầy.
Ông bầu Ái hữu về đây,
Mở tiệc chiếu đãi, vơi đầy tiệc to.
Lần đầu Việt kiều gặp nhau,
Lu-mea Vi là Xăng-tô xum vầy.
Khách sạn Hữu nghị rượu Tây,
Rượu ta cuốc lủi, nhìn thấy đã say..
Các bà các bác cầm tay,
Hàng mi ngấn lệ, tóc bay bạc mầu.
Không ngờ được gặp lại nhau.
Cầu mong thọ phúc, lần sau tái hồi.

 L’image contient peut-être : 13 personnes, personnes souriantes







Lịch sử lại sang trang…

 Tân đảo New Hebrides trở thành Va-nù-a-tu 

 Mục sư Walter Lini - Thủ tưởng đầu tiên của Vanuatu.

Tám mươi độc lập đến rồi, (1980) (c)
Tân đảo tên đổi Va-nù-a-tu.
Nơi đây phu mộ đầu tư,
Sức người ý chí ngục tù máu xương.
Noi gương người Việt ngoan cường,
Người dân bản xứ không ngừng đấu tranh.
Họ buộc hai nước Pháp Anh,
 Độc lập chủ quyền, trao nhanh một lần.
Kết thúc thuộc địa thực dân,
Anh Pháp mất hết, thân phận trắng tay.
Mấy trăm năm biến thành mây,
Người Việt cùng với người Tây tìm đường.


 New Caledonia - Thiên đàng tại Thái Bình dương

Thượng sách tìm chốn tha phương,
Sang Tân thế giới, nhờ nương xứ người.
Cuộc sống mới lại mỉm cười,
Dân Việt vui sướng, thành người dân Tây.
Vận rủi lại hóa gặp may,
Bảo hiểm dưỡng lão, cấp ngay tuổi già.
Tiền lương thất nghiệp để ra,
Mỗi năm du lịch, Tây Ta đôi miền.
Chế độ dưỡng sức khám liền,
Thuốc men đầy đủ, thừa tiền tiêu pha.
Thiên đàng chắc còn thua xa,
Chỉ xứ Tân đảo, mới là an sinh.


Một miền đất hứa thanh bình, (d)
Một trăm năm ấy, giải trình sao đây ?
Biết ơn những người trồng cây,
Phu mộ chân đất, đi Tây kiếm tiền.
Rừng xanh cho đến mỏ kền,
Đâu đâu cũng bàn tay vàng Việt nam.
Xuất khẩu lao động đi làm.
Ở nơi Tân thế phương nam Thái bình.
Người Tây là chỗ ân tình,
Cho nên con cháu mới thành đạt mau.
Bao nhiêu danh tài làm giầu,
Cũng nhờ ân đức công đầu người Tây.
Người ta vẫn là bậc thầy,
Chiếm lĩnh thế giới đó đây một thời.
Trăm năm xin có đôi lời,
Chúc bà con cô bác, nụ cười vàng son.
Chúc cho thế hệ cháu con,
Tiếp bước cha chú, trèo non vượt đèo.
Dẫu rằng ta vẫn còn nghèo,
Chữ Tài chữ Mệnh, bám theo ta hoài.
Cuộc đời cũng chỉ vãng lai,
Khép lại quá khứ, tương lai rạng ngời.


Trăm năm có bấy nhiều lời,
Mong sao nhiều ít, bầy phơi nỗi lòng.
Cầu mong cô bác cảm thông,
Đất lành chim đậu, bao dung kẻ hiền.
Ở đâu sống được là tiên,
Quê hương là chốn Mẹ hiền đâu xa.
Đâu đâu cũng nước non nhà,
Giầu sang nghèo khó, cũng là mệnh thôi.
Giầu nghèo trăm sự nhờ Trời,
Năm chìm bẩy nổi, cuộc đời vẫn trôi…



Phần NĂM và SÁU của tập thơ dài AN NAM PHU MỘ SỬ THI  xin tạm thời  kết thúc tại đây.
Tác giả xin chân thành CẢM ƠN và xin chúc quý vị
 cùng  bà con sức khỏe và niềm vui hạnh phúc.
 


Chú thích và dẫn giải phần SÁU

a.    1964. Sau chuyến tầu hồi hương cuối cùng, thành phố Santo và Vila ở Tân đảo trở nên vô cùng ảm đạm vắng vẻ. Bến xe tắc-xi lác đác còn lại vài chiếc. Không đủ để phục vụ khách qua lại. Không còn thấy rau xanh bán trên đường phố. Thịt bò thì vẫn ê hề không có người mua. Nhưng thịt lợn và thịt gà thì cực hiếm. Những công trình xây dựng thiếu người làm. Một số công nhân đến từ Noumea. Ít lâu sau, người VN bắt đầu tình đến chuyện làm ăn mới. Quả thực, chỉ trong vòng một năm bộ mặt của các thành phố đã thay đổi. Một số người lai và tây đã mua xe chạy tắc-xi. Nhưng không đọ được người Việt. Vì thức thời nên có gia đình đã sắm hàng chục chiếc xe và thuê người lái. Họ nhanh chóng làm giầu. Mọi thứ khác cũng đều phát triển theo. Công việc làm ăn thuận lợi đã buộc mọi người chạy theo kinh tế. Có người nói rằng : bây giờ làm ăn dễ dàng gấp nhiều lần trước khi người Việt Hồi hương. Đặc biệt có ông Khanh gia đình về VN hết. Một mình ở lại làm nghề xây dựng. Sau này ông đã tìm cách đưa cả chục người em ở VN qua Tân thế giới sinh sống.
b.   Năm 1966. Ông Đỗ Viêt Thử và ông Phạm Văn Thấu cùng một số gia đình Việt kiều tại Port Vila đã tổ chức Hội Ái hữu VN tại Tân đảo nhằm thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhàu trong lúc ốm đâu hoạn nạn. Hàng năm tổ chức Tết nguyên đán vui chơi giải trí. Đặc biệt năm 1975, hai ông đã về VN tổ chức liên hoan chiêu đãi, gặp gỡ bà con VK tại KS Hữu nghị Hải phòng trong không khí đầm ấm vui vẻ đón mừng xuân thống nhất đất nước.
Sau đó ở Tân đảo đã bắt đầu dục dịch phe đảng của dân địa phương nổi lên, trong đó có Hội Ái hữu VN. Các đảng phải chủ trương theo Anh có xu hướng đòi độc lập như Vanuaaku Party, NUP v.v…
c.   1980. Sau nhiều năm liên tiếp, các Đảng NUP và Vanuaaku Party đã kiên trì đưa kiến nghị lên Đại hội đồng LHQ đòi Phap và Anh trao trả đôc lạp cho Tân đảo. Kết quả là năm 1979 LHQ đã phê chuẩn và yêu cầu Anh và Pháp trao trả độc lập cho người bản địa. Đến ngày 30/7 năm 1980. Ông Walter Lini đã được bầu làm thủ tướng đầu tiên và đặt tên Tân đảo nước là Cộng hòa Vanuatu. Ông Jimmy Stevens thuộc đảng Nagriamel chủ chương ly khai. Thủ tướng Lini đã yêu cầu lực lượng quân đội Pháp tham gia giải tỏa nhưng bất thành. Lini bèn yêu cầu chính phủ PNG tham chiến và đã dẹp tan phe ly khai. Một số người theo phe phái này đã trốn chạy sang New Caledonia để lánh nạn.
d.   Sau khi giành độc lập. Vanuatu đã quốc hữu hóa một số đất đai thuộc các điền chủ chống lại độc lâp. Và những điền chủ khác được phép kí kết hợp đồng khai thác nông lâm sản với Nhà nước Vanuatu. Tình hình kinh tế trở nên khó khăn căng thẳng. Một số điền chủ cũ đã phải di chuyển sang Tân thế giới sinh sống. Đa số người VN cũng đã di chuyển sang Noumea sinh sống. Rất it người VN ở lại Vanuatu, trong đó ssoong nhất là gia đình ông Đinh Tích mà sau này con trai là Gilbert Than đã thành đạt và trở thành đại gia ở Vanuatu.
Người Việt ở Tân đảo sang New Caledonia sinh sống đã được toại nguyện về mọi phương diện. Chính phủ Pháp đã giành mọi ưu đãi để giúp đỡ những người mới định cư đươc nhanh chóng an cư lạc nghiệp. Nhất là đối với những người cao tuổi.
Kết luận : Việc người lao động VN tự nguyện đăng kí đi làm công nhân phu mộ trong các đồn điền ở Tân đảo cũng như làm công nhân tại các mỏ kền ở Tân Thế giới đã mở ra một trang sử mới. Đa số, sau khi hết hạn hợp đồng 5 năm, họ đã có một số vốn đủ mua nhà và đát ruộng cầy cấy nơi quê nhà. Một số đã lập nghiệp ngay ở thành phố.


Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi phần Năm và Sáu của tập BA. 
Xin chúc mọi người vui khỏe, may mắn, an khang, hạnh phúc.