Một vị quan phán trở thành nhà lãnh đạo Cách mạng VN ở Tân đảo
của nhà sử học Patrick O'REILLY - đăng trên tập san "HEBRIDAIS" 1957
JeanVanson Vanuatu sưu tầm và phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp.
Ngày 30 tháng 6 năm 1946. Hội Liên đoàn Ái hữu Việt nam do ông Đặng Long Hưởng (Chủ tịch Hội) và ông Đồng Sỹ Hứa lãnh đạo đã tổ chức Lễ Kéo cờ đỏ sao vàng tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu)
Hàng đầu từ trái. Có các vị: Đỗ Tích Lễ - Trần Tích - Đặng Long Hưởng - Trịnh Thông - Hoàng Xuân Khất tức Cụ già Gạo (Cầm cờ) - Đồng Sỹ Hứa - Nguyễn Đắc Cát - Bùi Gia Dzự - Trần Minh - Vũ Văn Mạo. Đằng sau: Vũ quang Tám - Ông Công - Lưu đình Ngạn - Nguyễn Văn Son - Trần văn Bằng v,v,,,
Cuộc sống “Tha phương” của người phu mộ Việt nam tại Tân đảo.
Phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp
Trích đoạn trong thư mục “HEBRIDAIS” của nhà nghiên cứu lịch sử nhân loại: Patrick O’REILLY
1957
Chế độ đồng quyên cai trị dưới tên “Condominium” ở Tân đảo có đặc quyền sở hữu văn bản ghi chép danh mục của các nhân vật danh tiếng nhất thời bấy giờ như: các chủ đồn điền, các doanh nhân, các nhà cầm quyền Pháp và Anh, các nhà truyền giáo của các loại đạo.
“HEBRIDAIS” tức Người Tân đảo là tên một danh mục trong Tư liệu tham khảo sinh học về Tân đảo của ông Patrick O’REILLY, do nhà phát hành Societe Oceaniste xuất bản. Nhà số 8, Musee de l’Homme, Paris 1957.
Bao gồm cả một kho dữ liệu về sinh thái của con người trên mảnh đất này. “Một tác phẩm đặc trưng dựa trên phương pháp khoa học đã được tác giả chập nhận”. Trích đoạn như sau:
ĐỒNG SỸ HỨA – (Sinh ở Huế năm 1915 và mất ở Hà nội năm 2005 – chú dẫn của người dịch).
Ông Đòng Sỹ Hứa đến Tân đảo vào tháng 9 năm 1938 với tư cách là một người phu mộ. Sau đó ít lâu ông đã được phong làm thư kí – phiên dịch (quan phán) tại Toà sứ Pháp và Anh. Hợp đồng của ông hết hạn năm 1941 nhưng không hồi hương về VN được vì không có chuyến tầu nào nữa do chiến tranh bùng nổ. Nhà chức trách đã đề nghị ông tiếp tục sự nghiệp mà ông đã từng phục vụ một cách tận tuỵ trong thời gian qua.
Sau khi Chiên stranh Thế giới kết thúc năm 1945, thì cũng là lúc mà toàn bộ phu mộ Việt nam gồm khoảng 3.020 người cũng đã hết hạn hợp đồng làm việc theo giao kèo với các chủ đồn điền tại Tân đảo và đòi quyền hồi hương tức thời về VN. Trong số đó tất nhiên có ông Đồng Sỹ Hứa. Nhưng rồi không có chuyến tầu nào năm 1945 cũng như năm 1946.
Tiếp bước Cha Ông - Đội Thiếu sinh quân VN đầu tiên ở Tân đảo
Từ trái: Nguyễn Ngọc TYhoa - Trương Thị Lanh - Lê Xuân Thuy - Nguyễn văn Nhàn - Nguyễn Văn Tân - Vũ Văn Minh - Nguyên văn Thận - Đỗ Viết Vinh - Nguyễn Văn Đại v.v...
Lý do đó đã khiến ông Đồng Sỹ Hứa, nhà lãnh đạo của phong trào “Việt minh” tại địa phương, đã xin từ bỏ chức vụ “quan phán” với Nhà Chức trách để chuyên tâm về việc phát động và mở rộng phong trào tổ chức công đoàn thợ thuyền và khơi dậy tinh thần dân tộc Việt nam
Tháng giêng năm 1947, tầu “Ville d’Amiens” đã thực hiện chuyến đầu tiên, chở 550 người về Hải phòng. Nhưng chuyến tiếp theo không thực hiện được làm cho trên 800 người ở Vila và Santo, cộng với 140 người ở Malicôlô phải chờ đợi vô thời hạn. (a).
Đê phản đối sự lơ là của nhà Chức trách, ông Đông Sỹ Hứa đã tổ chức “tổng đình công” với lý do là người Việt nam không muốn tiếp tục làm việc , vì nuớc Pháp gây chiến tranh với đồng bào của họ ở Việt nam.
Ông đã tổ chức và điều động các cuộc biểu tình phản kháng. Bằng chứng là trong văn bản thông tư 163 ngày 5 tháng giêng đã nhấn mạnh nguyên nhân lý do chính trị xã hội, dẫn đến cuộc biểu tình thị uy quy mô cực kì to lớn , diễn ra chỉ mấy ngày sau đó tại Thủ phủ Port Vila gây tinh hình căng thẳng làm cho Nhà Chức trách địa phương hết sức lo ngại.
Bởi vì lực lượng của họ với vài chục tên lính bảo an binh thì quá yếu so với lực lượng biểu tình. Họ quan ngại là không đủ mạnh để có thể làm chủ được tình thế lúc bấy giờ. Các kiều dân khác thì lo sợ cho tính mạng và tài sản của họ, đồng thời còn lo ngại đến một cuộc “lật đổ” chính quyền nữa.
Tại Santo, hàng ngàn người biểu tình đã bao vây toà công sứ và gây náo động (b). Trong các đồn điền, thợ thuyền Việt nam đã làm chủ tình hình, chiếm cứ các cơ sở của chủ đồn điền.
Ông Đòng Sỹ Hứa về sinh sống tại Tagabê, một khu trại tập thể mà người ta trồng rau là chính.
Trong cảnh “nhàn cư vi bất thiện”, dân chúng hoành hành, bắt trộm súc vật, tàng trữ vũ khí do quân đội Mỹ đẻ lại, đua nhau bán rượu lậu cho dân bản xứ.(c)
Tình hình căng thẳng buộc nhà Chức trách kêu gọi Chính phủ Pháp điều động tầu tuần dương hạm Dumont d’Urville về Port Vila, Norsup và Santo nhằm uy hiếp tinh thần người Việt nam. Nhờ sự dũng cảm của Chỉ huy tầu và nhưng lời hứa sẽ tổ chức thu xếp tầu hồi hương đã làm cho tình thế bớt căng thẳng.
Nhưng không phải ai cũng đồng tình cả, vì trong số đó có ông Cao là người chống dối lại chủ trương bất hợp tác của ông Đồng Sỹ Hứa. (d)
Ngày 25/08/1947, ông Đồng Sỹ Hứa và gia đình cùng với 470 người lớn và 330 trẻ em đã hồi hương trên chuyến tầu “Ville d’Amiens” về Hải phòng.
Người ta cũng tò mò muốn biết rõ sự thay đổi kì lạ ở một con người, mà trước đó 8 năm ông ta đã tỏ ra tận tuỵ mẫu mực và cung kính với Nhà Chức trách, nay bỗng nhiên trở thành một lãnh tụ đối lập không khoan nhượng. Phải chăng là do tinh thần tự hào dân tộc cao độ đã thúc đây ông ta.
Có thể là sự bùng phát của một tâm tư đau khổ bị đè nén quá lâu trước những sự bất công và sự lạm dụng uy quyền quá đáng của chính quyền sở tại.
Nhưng cũng có thể là ông ta đa bừng tỉnh và hồi tâm, mong muốn làm một việc nhân đạo trước đồng bào của ông, nhằm tự giải thoát cho mình về những hoạt động sai lầm trước đó dưới sự thống trị của chính quyền sở tại chăng?
Cũng có thể ông đã tự tạo cho mình một thế đứng để sau này khi hồi hương về nước với danh nghĩa như một vị “cứu tinh” đã giải thoát cho đồng bào mình khỏi ách thống trị thực dân chăng?
Chú thích về những dữ liệu không có trong văn bản:
a. Trên thực tế nhà Chức trách đã phải xây dựng một trại tập trung lớn ở mom Malapoa để tiếp nhận số người ở Santo và Malicôlô về đây để “chờ tầu”. Thời bấy giờ các cụ đặt trại này là Đề-bô “Thiên lập”.
b. Trong cuộc biểu tình ngày 27/03/1945 tại Santo, hai phu mộ VN đã bị tên Berthault bắn chết tại chỗ là ông Mai viết Túc và ông Nguyễn Văn Tráng.
c. Hoạt động của Việt nam Công đoàn Tân đảo thời bấy giờ bị coi là quá khích. Ban cảnh vệ được trang bị súng đạn của quân đội Mỹ để lại. Cụ thể là ngày 30/06/1946, trong cuộc diễu hành trên đường phố giừa thủ phủ Port Vila, đoàn cảnh vệ mặc quần áo trắng, đầu đội ca-lô trắng, đeo băng đỏ. Vai mang súng trường. Mấy ông đi đầu còn đeo súng lục, rât hiên ngang.
d. Theo chị Nguyễn Thu Lan là con gái cụ Phán Nguyễn đức Thận sinh sống tại Mỹ, thì năm 1938 Nhà Chức trách Pháp đã đưa 3 người sang làm thông phán. Cụ Nguyễn đức Thận được cử sang Nouméa. Cụ Hoàng Vình Lạc đi sang Santô và cụ Đồng Sỹ Hứa ở lại làm viêc ở Toá sứ Vila. Có tin cụ Hoàng Vĩnh Lạc bị mất tích ở Santô. Hai cụ Thận và Hứa đều bị trục xuất về Hải phòng.
La Diaspora des Vietnamiens aux Nouvelles Hébrides
Extrait du Répertoire de Patrick O’REILLY intitulé “HEBRIDAIS”
1957
Le condominium des Nouvelles-Hébrides eut droit, lui aussi, à un répertoire qui nous présente ses personnalités les plus marquantes: colons, commerçants, administrateurs français ou anglais, missionnaires de toutes dénominations :
« HEBRIDAIS » Répertoire Bio-bibliographique des Nouvelles-Hébrides de Patrick O’REILLY, publication de la Société des Océanistes, N° 6, Musée de l’Homme, Paris 1957.
Le condominium des Nouvelles-Hébrides eut droit, lui aussi, à un répertoire qui nous présente ses personnalités les plus marquantes: colons, commerçants, administrateurs français ou anglais, missionnaires de toutes dénominations :
« HEBRIDAIS » Répertoire Bio-bibliographique des Nouvelles-Hébrides de Patrick O’REILLY, publication de la Société des Océanistes, N° 6, Musée de l’Homme, Paris 1957.
Une mine de renseignements sur la population active de ce territoire. "Un ouvrage attachant par la rigueur scientifique de sa méthode et l'agrément de la présentation". Extrait :
ĐỒNG SỸ HỨA - Vietnamien.
Pénètre aux Hébrides comme travailleur sous contrat en septembre 1938. Quelque temps après son arrivée, est nommé secrétaire-interprète des Résidences.
Son contrat expiré en 1941, et son rapatriement étant impossible, l'Administration « fait appel à son dévouement pour continuer ses services comme par le passé ».
En 1945, à la fin de la Seconde Guerre mondiale, 3 020 travailleurs indochinois demeurent, leur temps de service plus qu'achevé, aux Hébrides, qui demandent à être rapatriés d'urgence. Dong Sy Hua est naturellement du nombre. Aucun rapatriement en 1945. Aucun en 1946.
Les délais motivés par le manque de navires disponibles, les événements d'Indochine où la France lutte contre le Vietminh, l'oisiveté où vivent beaucoup de ces anciens travailleurs créent un climat favorable à des manifestations collectives et à des revendications.
C'est alors que Dong Sy Hua, le chef du mouvement Vietminh local, le 27 août 1946, donne sa démission de secrétaire pour se consacrer à une propagande syndicaliste et nationaliste.
En janvier, par la Ville d'Amiens, un premier départ a bien lieu, qui évacue 550 Tonkinois. Mais comme le prochain départ est toujours remis sine die, c'est à Vaté, comme à Santo 800 Vietnamiens adultes - et 140 autres à Mallicolo - qui attendent leur retour au pays natal.
En janvier, par la Ville d'Amiens, un premier départ a bien lieu, qui évacue 550 Tonkinois. Mais comme le prochain départ est toujours remis sine die, c'est à Vaté, comme à Santo 800 Vietnamiens adultes - et 140 autres à Mallicolo - qui attendent leur retour au pays natal.
Comme protestation, contre l’incurie de l'Administration, Dong Sy Hua fait cesser le travail disant que ses compatriotes ne veulent pas travailler pour les Français, en guerre avec leur pays.
Il règle des manifestations protestataires. Sa circulaire 163, du 5 janvier, par exemple, donne les raisons politiques et sociales et organise dans le détail un bruyante parade, menée spectaculairement quelques jours plus tard à Port Vila et qui inquiète les colons et l'Administration.
Cette dernière, n'ayant que quelques miliciens timorés pour assurer l'ordre, redoute de ne pouvoir contrôler la situation. Les autres tremblent, se croient menacés dans leurs biens et leurs personnes, et parlent d'un « soulèvement ».
A Santo les manifestants cernent trois jours durant la Résidence et créent des troubles. Ici et là les travailleurs se sont installés en maîtres dans des dépendances de plantations ou des baraquements américains. Dong Sy Hua vit à Tagabé, dans une sorte de phalanstère cultivant des légumes.
Tout ce monde, oisif, pille le bétail, dissimule des armes obtenues des Américains, vend de l'alcool aux indigènes.
Fin juillet l'aviso Dumont d'Urville va faire une apparition à Port Vila, à Norsup et à Santo. Le sang-froid de son commandant et l'assurance qu'il apporte de la prochaine venue d'un navire ramène les Annamites à la raison.
Ceux-ci, du reste, sont divisés, et en viennent parfois aux mains, Cao, Vietnamien, étant partisan de la continuation du travail, Dong Sy Hua, restant opposé à toute coopération.
Dong Sy Hua quitte les Hébrides par la Ville d,'Amiens le 25 août 1947 avec 470 adultes et 330 enfants rapatriés.
Il serait curieux de savoir ce qui motiva chez cet homme, huit années durant ponctuel et déférent serviteur de l’Administration, cette transformation soudaine en un chef d'opposition violente.
S'agit-il d'une vive poussée d'un jeune et exubérant sentiment de nationalisme ?
Faut-il voir là la brusque détente d'une indignation
longtemps refoulée devant les exactions et les sévices d'un maladroit régime de servage, prolongé au-delà des limites ?
Voulut-il, plus humainement, après des années de compromission à l'ombre des colons et dans l'obédience d'une administration qu'il aida dans ses abus et ses faiblesses se dédouaner avant de rentrer chez lui ?
Chercha-t-il dans cette affaire une plate-forme politique pour une future action au pays, avec une auréole, assez facilement obtenue, de « Libérateur » ?...
On aimerait savoir ce qu'est devenu, homme libre de retour dans un pays totalement indépendant, cet intelligent, courtois et ombrageux Vietnamien qui écrivait un jour à son chef hiérarchique : « Être syndicaliste et être vietnamien ne signifie pas être antifrançais. »