AN NAM PHU MỘ
SỬ THI
Thơ viết về đề tài lịch sử của người Phu mộ
Việt Nam Tại Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu)
Jean
Vanson biên soạn và lên trang Blog
Chân dung người công nhân phu mộ VN tại Tân đảo.
(Ảnh chụp buổi tập trung nhân dịp chuyến kinh lý của Thanh tra lao động Pháp)
LỜI NÓI ĐÂU
1920-2020. Nhân
dịp chuẩn bị kỉ niệm 100 năm sắp tới về sự hiện diện của người Phu mộ Việt Nam
đầu tiên đến Tân đảo theo diện hợp đồng lao động chính thức (Engagés
sous-contrat officiel) và sự tiến triển của các thế hệ con cháu các Cụ sau này
tại Vanuatu cũng như ở Việt nam và các nơi khác.
Lão Văn xin mạn phép kể truyện trăm năm bằng bài thơ lục bát dài viết về
đề tài lịch sử nhằm tưởng nhớ và vinh danh các vị Tiền bối. Đồng thời để kỉ niệm trang sử vẻ vang về cuộc đời tha phương muôn vàn chông gai của
các cụ phu mộ chân đăng Việt Nam đi lao động kiếm miếng cơm manh áo ở xứ Tân đảo
thời xa xưa và sự tiếp bước của con cháu hậu duệ của các Cụ cho đến ngày nay.
Trong bản luận án của bà Frederique Tailhade "La colonisation des Nouvelles Hebrides et
les Indochinois" có nêu câu nói bất hủ của một số chủ đồn điền cỡ lớn ở
Tân đảo. Họ thừa nhận :
« Les Nouvelles-Hébrides ont été faites par les VIET »
(Chính người Việt Nam đã xây dựng
nên đất nước Tân đảo)
Xin mời quý vị đón đọc vần thơ sau đây.
Thành tâm kính viếng hương hồn
các vị Tiền bôi.
Phần Ba
Cờ đỏ tung bay…
Một chín bốn
sáu tung bay, (30/6/1946)
Sao vàng cờ
đỏ, thắm trời thủ đô. (Port Vila) (1)
Bình đẳng
công lý Tự do,
Chân đăng
phu mộ, hô to vang trời.
Mở trường tiếng
Việt nhiều nơi,
Cộng hòa Công
giáo, cùng với Công đoàn.
Múa rồng quy
phượng sư lân,
Hội hè đình
đám, rầm rầm hát vang.
30/6/1946. Lần đầu tiên Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời thủ phủ Port Vila
do Hôi Liên đoàn Ái hữu và Hiệp hội thợ thuyền VN tổ chức.
Cộng hòa dân chủ Việt Nam, (2)
do Hôi Liên đoàn Ái hữu và Hiệp hội thợ thuyền VN tổ chức.
Cộng hòa dân chủ Việt Nam, (2)
Độc lập hạnh
phúc, nữ nam bình quyền.
Giới chủ
trong các đồn điền,
Trao trả quyền
lợi, đổi tên hợp đồng.
Chẳng còn
cách biệt núi sông,
Cu-li phu mộ,
tìm đường thoát ly.
Việt nam cộng
đồng ra tay,
Ông Đồng xứ
Huế đô thành, (1938)
Ông Thận Đà
lạt, ông Vĩnh Thăng long.
Ba ông quan phán cử sang,
Tân đảo Tân thế, làm quan da vàng.
Ông Hứa từ chức phán quan,
Bốn sáu thành lập, công đoàn Việt
nam. (1946)
Điền chủ chia đất làm ăn,
Cùng làm cùng hưởng, gian nan chịu
cùng.
Lập trại làm vườn tập trung, (3)
Ta-ga-bê là đất nằm vùng Việt minh.
Tăng gia sản xuất yên bình,
Lợn gà bầu bí, rau xanh lại nhiều.
Tậu xe tậu nhà cho thuê,
Kiếm tiền cũng dễ, đề huề bình an.
Quên dần bao nỗi khó khăn,
Ông chủ quái ác, trở thành hiền nhân.
Thời cuộc đã
tạm an nhàn,
Công việc khấm
khá, khó khăn bớt dần.
Người thi buôn
bán mở hàng,
Người thì cắt
tóc, thợ hàn, tắc-xi.
Thầu khoán,
thợ giặt, thợ may,
Thư kí kế
toán, thợ xây, thợ nề.
Nấu bếp cũng
là một nghề,
Cả làng trọng
dụng, đi về tự do.
Con cái đi học
khỏi lo, (4)
Trường tây
miễn phí, thầy cô hết lòng.
Ai giỏi thì
cấp bảng vàng,
Du học miễn phí, văn bằng Lu-me.
Đua nhau lấy bằng lái xe,
Vừa chơi vừa chạy tắc-xi làm giầu.
Ngày xưa đi bộ gánh rau,
Nay thì xe đẹp, bán rau trên đường.
Chính quyền sở tại cảm thông,
Yêu cầu người Việt, sống chung hòa
bình.
Xây dựng Tân đảo phồn vinh,
Cùng làm cùng hưởng, giầu sang chia
đều.
Chính sách rộng mở đôi điều,
Dân tây ai thích, được chiều tự do.
Người Tây họ có mối lo,
Người Việt đi hết, nguy to nước này.
Họ lo rồi sẽ có ngày,
(5)
Dân tình bản địa, đổi thay thế thời.
Độc lập cho xứ sở này,
Người Tây mất hết, đất đai cơ đồ.
Rầu lòng dân Việt ngồi chờ,
Chỉ mong kết thúc, cảnh ngộ tha
phương,
Người Tây vừa tiếc vừa thương,
Vì chưng số mệnh, hồi hương đôi đàng.
Người Việt tính cách Á đông,
Nước ngoài tuy sướng, không bằng Quê
hương.
Tự hào dân tộc non sông,
Luân thường đạo lý, thác cùng quê
cha.
Một lòng vì nước non nhà,
Chung tiền gây quỹ, gửi về quê
hương.
Ủng hộ kháng chiên thành công,
Giầu nghèo bất kể, đồng lòng chung
tay.
Biểu tình thị uy đấu tranh đòi tầu hồi hương về VN,
chống chiến tranh ở VN và bảo vệ Hòa bình Thế giới.
Sôi sục chống đối giặc tây,
(6)
Hàng ngày giầy xéo, sát hại dân ta.
Đòi Tây trao trả nước nhà,
Hòa bình Độc
lập, tự do thanh bình.
Cầu cho muôn
vạn sinh linh,
Thoát cảnh
bom đạn, chiến chinh điêu tàn,
Quên sao nạn
đói bốn lăm, (1945)
Hàng triệu
người chết, thương tâm vô cùng.
Cuộc sống
Tân đảo dễ thương,
Bỗng dưng
các cụ, vấn vương quê nhà.
Nhiều năm
cách biệt phương xa,
Chỉ mong có
ngày, về nhà lâm chung.
Đấu tranh bằng
được hồi hương,
Bốn bẩy năm ấy,
trời thương cho về. (1947)
Chuyến đầu nô
nức trăm bề,
Khải hoàn ca
khúc, ngày về gặp nhau.
Nhưng sau tầu
chẳng thấy đâu, (7)
Ngàn người bức
xúc, hò nhau biểu tình.
Đình công,
bãi khóa bất bình,
Quan trên lo
ngại, dân tình bất an.
Tầu chiến
phái đến trấn an,
Mấy trăm
lính Pháp dàn ngang trên bờ.
Thế rồi Tây
cấm kéo cờ,
Cấm treo cả ảnh
lãnh tụ Việt minh.
Bủa vây khám
xét văn phòng,
Công đoàn cơ sở, nằm vùng tại đây.
Tịch thu tài
liệu máy quay, (máy in Roneo quay tay)
Bắt giam thư
kí, xích tay cụ Đồng. (Đồng sỹ Hứa)
Quýt-te
chánh sứ lập công,
Việt nam
Công đoàn, bất động án binh.
Kết quả đi đến
điều đình,
Thỏa thuận
Tây hứa, sẽ tìm tầu ngay.
CHÚ THÍCH và dẫn giải phần BA
(1)
30/6/1946. Lần đầu tiên Cờ đỏ sao vàng tung bay rên bầu
trời Thủ phủ Port Vila Tân đao (New Hebrides) do Hội Liên đoàn Ái hữu VN tổ chức.
Ông Đồng sỹ Hưa được vinh dự kéo lá cờ Tổ quốc giữa quốc kỳ Anh và Pháp. Nơi đặt
cột cờ là mặt tiền cửa hàng chú Ả Hưng (Shu Hing) bên cạnh hiệu Ả Tống. Hôm ấy
JVJ lên 9 tuổi và đã được ông bố là Cụ Cai Son dẫn đi xem. Vì còn nhỏ, không thấy
hết được sự uy nghi long trọng của ngày hội lớn này. Chỉ biết là rất nhộn nhip.
Lú kéo cờ nghe thấy bài hát gọi là quốc ca. Hồi ấy chưa ai biệt bài quốc ca của
Việt nam. Đó là bài quốc ca Pháp lồng tiếng việt. Còn nhớ mấy đoạn sau: “Bóng cờ
Việt minh bay cao phấp phới sơn hà. Giữ nước non nhà, há thua năm châu…” Rồi
múa rồng, sư tử nhộn nhịp đường phố. Người Tây nghe quốc ca của họ, nên mọi người
đứng nghiêm ngả mũ. Có người còn hát theo.
(2)
Nhưng sau đó mấy tháng Hội Liên đoàn Ái hữu chia thành
hai phái. Phái chủ trương ôn hòa do ông Đặng Long Hưởng chủ trì, thành lập Hội
Cộng hòa. Sau đổi tên thành Liên Việt. Phái chủ trương đấu tranh trực diện do
ông Đồng sỹ Hứa lãnh đạo và đã thương lượng với ông Chủ đồn điền Phùa (LG
Frouin) giành phần đất ở Tagabe đến tận sát Lạc-sần (Blacksand). Và trại số 1
bên cạnh suối Teuma. Có khoảng trên dưới 2.000 người định cư chăn nuối trồng trọt.
Sau hai chuyến tầu hồi hương năm 1947, số dân còn lại khoang trên dưới 800 người.
Chính quyên địa phương đã từng gán cho Trại VN số 2 Tagabe là đất của Việt minh
năm vùng.
Năm 1938, ba
ông quan phán được biệt phái sang Tân đảo làm phiên dịch. Đó là ông Đồng sỹ Hứa
gốc Huế, ông Nguyễn đức Thận người Đà lạt và ông Hoàng Vĩnh Lạc người Hà nội. Đến
năm 1944, ông Thận được thuyên chuyển sang Noumea làm việc ở Phủ toàn quyền.
Ông Lạc đi Santo và ông Hứa ở lại Vila.
(3)
Một số có người đầu óc kinh doanh đã mua xe ô tô chạy
tắc-xi hoặc chở rau mang ra tỉnh để bán. Có nhà không có điều kiện mu axe, vẫn
phải gánh rau đi bộ trên quãng đương từ Tagabe ra Tỉnh. Đi về khoảng trên dưới 10km. Một số khác đã mở hiệu
may mặc quần áo, hiệu cắt tóc, buốn bán tạp hóa. Có ông Tách mở hàng phở ngon nổi
tiếng ở Máy Cà-phê.
(4)
Chính quyền sở tại cũng đã nới rộng chính sách đối với
ngoại kiều. Họ chỉ mong muốn người VN định cư vinh viễn ở Tân đảo. Bởi vậy, việc
gia nhập quốc tịch Pháp rât được khuyến khích. Nhưng hầu như Hội Công đoàn
không có ai gia nhập quốc tịch Pháp. Việc cấp bằng lái xe hoặc mua giấy phép
kinh doanh đều dễ dàng. Trẻ con đi học trường Pháp không phải mất tiên. Học
sinh giỏi được cấp học bông du học bên Tân Thế giới.
(5)
Người Pháp mong muốn người VN định cư lâu dài, vì họ
đã nghĩ đến ngày nào đó dân tình ở đây đòi độc lập. Nhưng đối với người VN thì
quê hương là trên hết. Bằng mọi giá phải hồi hương về quê cha đất tổ. Hồi đó
Pháp đang đánh nhau với Việt minh. Bà con Tân đảo tuy còn nghèo nhưng đã quyên
góp, tổ chức nhiều đợt chợ phiên lấy tiền gửi về nước ủng hộ quỹ kháng chiến của
Cụ Hồ.
(6)
Sau đấu tranh thắng lợi, chính quyền Pháp đã phải thuê
con tầu Ville d’Amiens chở 1.300 người trong hai chuyến về Hải phòng. Chuyến thứ
hai chính quyền đã trục xuất ông Đông sỹ Hữa và toàn thể ban lãnh đạo Công
đoàn. Có hơn 300 người là bà con VK Santo.
(7)
Sau chuyến tầu đầu tiên vào tháng giêng 1947, thì tầu
bề bị gián đoan không rõ lý do. VN Công đoàn tổ chức biểu tình thị uy, bãi công
bãi thị. Làm cho không khí ở Port Vila trở nên căng thảng. Pháp đã huy động tầu
chiến Dumont d’Urville từ Noumea với trên 200 lính thủy đánh bộ sang Vila và
Santo, Norsup. Nhằm đàn áp tinh thần người Việt. Sau đó chánh sứ Kuter đã dẫn
lính ập vào khám xét, tịch thu tài liệu máy in. Xích tay bỏ tù cụ Đồng sỹ Hưa.
Đến tháng tám cuối năm 1947, Pháp thu xếp chuyến tầu thứ hai chở gần 800 người
về Hải phòng.
Phần Bốn
Tiếp tục hồi hương…
Cuối năm trên chuyến tầu sau,
(8/1947) (a)
Người về kẻ ở, lòng sầu vô biên.
Con tầu tên Vịnh-đà-miêng, (Ville
d’Amiens)
Trẻ già ghi tạc, buồn phiền khó quên.
Lãnh đạo công đoàn đầu tiên,
Danh sách trục xuất, gọi tên từng
người.
Chính quyền sở tại thảnh thơi,
Khỏi lo tranh đấu, thị uy ngoài đường.
Không ngờ gặp lúc triều cường, (b)
Tầu bị đình
hoãn, không ngừng đấu tranh.
Ta-ga-bê ví với Việt minh
Nằm vùng tranh đấu, mưu sinh bảo tồn.
Công đoàn thêm một chữ
« nông », (Công nông đoàn)
Tiếp tục sản xuất nhà nông chi điền.
Cộng hòa thay chữ Việt Liên (Liên việt)
Trường học vẫn dậy, hai tiếng Việt
nam.
1946. Trường dậy tiếng VN đầu tiên tại Port Vila Tân đảo của Hội Liên đoàn Ái hữu
do Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn đình Đăng phụ trách giảng dậy.
1955. Thầy giáo Trịnh văn Thuật phụ trách và giảng dậy trường Liên việt Port Vila Tân đảo.
Thầy giáo Trịnh Thuật, Nguyễn Đăng, (c)
Bùi Dzự, Trọng Nghĩa, Tiến Siêng, Hữu
Bình.
Công ơn thầy dậy hết mình,
Tạo nên bao đấng tài danh sau này.
Trường Pháp : Việt giỏi hơn
Tây,
Luôn đỗ đầu lớp, cô thầy ngợi khen.
Trò giỏi học bổng ghi tên,
Du học tại xứ mỏ kền Lu-me.
Họ Đinh giầu có, trăm bề nổi danh.
Học hành lớp bốn chưa rành,
Chính trị số một, trở thành đại gia.
Đất đai mấy ngàn héc-ta,
Máy bay tầu hàng, bao la bạt ngàn.
Con cháu phu mộ đáng khen,
Đại gia chân đất, ghi tên một thời.
Thể thao một chín năm mươi, (1950)
(đ)
Bốn mươi đá bóng, chân giầy hẳn hoi.
Bác Sinh bác Đạt bác Côi,
Bác Quả bác Tốn bác Bồi bác Miên…
Vinh danh đội
bóng trung niên.
Đội Tây thi
đấu, thua liền phải khen,
Dân Việt bé
tí mà nhanh,
Đánh đầu đá
móc, dẫn banh như thần.
Thế hệ con
cháu sẵn sàng, (e)
Tiếp bước cha
chú, vững vàng tiến lên.
Thể thao thể
dục luyện rèn,
Nâng cao thể
lực, trí bền non cao.
Bóng chuyền
bóng đá phong trào,
Cúp vàng vô
địch, Hội trao tay liền.
Nhị Thụ Đạm
Quỳ Ngọc Xuyên,
Sâm Thùy Sợi
Tốt, Cát Hiển ghi tên.
Đội hình
bóng đá đầu tiên, (f)
U Sờ Vờ tên
đội tuyển Việt Nam. (USV)
Sóng nổi như
cồn phương Nam,
Bóng chuyền,
bóng sắt pê-tăng, bóng bàn. (Pétanque)
Chị em phụ nữ
rất hăng,
Say mê luyện
tập, sẵn sàng đua tranh.
Đoàn kết,
Ánh sang, Bình minh,
Sao vàng, Chiến
thắng, Hòa bình dựng xây.
Lão niên một
đội, năm mươi tuổi đời,
Bác Cư, bác
Hỗ, bác Đoài,
Bác Cân, bác
Tác, bác Tài, bác Huyên.
Phong trào
thể dục tiến lên,
Các bác
gương mẫu, thanh niên chạy dài.
Góp công góp
sức ngày nay,
Xăng-tô cũng
thật hăng say, (h)
Nam thì bóng
đá, nữ nhi bóng chuyền.
Viết Sĩ cử tạ
nổi tên,
Mô-tô xe đạp,
đua trên đường vòng.
Hải Hùng Trịnh
Đức Trọng Bôn,
Tay đua xuất
sắc cả vùng Luy-gan (Luganville)
Phong trào
thể dục âm vang,
Ba-lăng
Tương tế số ba, (i)
Sa-bi số một, Sa-rà số hai, (Chapuis
- Sarakata)
Tập trung đoàn kết tháng ngày,
Giúp nhau sản xuất, trong ngoài ấm
êm.
Tắc-xi tầu
thủy ô-ten, (Hotel)
Cửa hàng phố
xá, đua chen ngút trời.
Hoa hậu xinh
đẹp sáu mươi, (1960)
Đóa hồng đỏ
thắm, bầu trời San-tô.
Phái viên Vũ
Hoàng ngoại giao, (j)
Thực hiện
mong ước, kiều bào hồi hương.
Lu-me ba
chuyến đông phương. (Hoàng hậu)
Bà con sung
sướng, chờ trông sớm chiều.
Sáu mốt đình
hoãn con tầu, (1961)
Trở về chuỗi
ngày chờ tầu hôm nao.
Thị uy thôi
thúc cao trào,
Xăng-tô biểu
tình, Vi-là hô vang.
1960. PV Miền Nam Trần văn Cẩn được Hội Công giáo
VN ở Port Vila đón tiếp trọng thể Tại Nhà thờ.
1960. PV Miền Nam Trần văn Cẩn được Hội Công giáo
VN ở Port Vila đón tiếp trọng thể Tại Nhà thờ.
Chính phủ
Nam Việt phái sang, (k)
Ông Trần Văn Cẩn, cùng đoàn ngoại giao.
Khuyên nhủ
chư vị kiều bào,
Thiên đường
ngay đất Tân đảo đâu xa.
Vì chưng cuộc
sống bôn ba,
Ba phòng
đăng kí: ở, về, đi Nam.
Nhưng chẳng ai
muốn về Nam,
Một ở, mười về,
ghi tên rõ ràng.
Sáu ba bác
Thủy mới sang, (l)
Hội Chữ thập
đỏ, thay hàng ngoại giao.
Bác khuyên
bình tĩnh đắn đo,
Nước nhà thống
nhất, hãy lo ngày về.
Vì chưng Nam
Bắc phân chia,
Chiến tranh
bùng nổ, dễ về khó đi.
Bà con nghe
nói chướng tai,
Quyết tâm
tranh đấu, thắng lợi không xa.
Phần ba và bốn xin tạm dừng tại đây.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi phần ba và phần bốn.
Xin mời quý vị xem tiếp phần Năm và Sáu trong kì tới. Xin chúc mọi người
vui khỏe, may mắn, an khang, hạnh phúc.
Chú thích và dẫn giải phần BỐN
(a) 25/8/1947. Con tầu Ville d’Amiens
thực hiện chuyến thứ hai, chở trến 800 người phu mộ VN về Hải phòng. Trong đó
có khoảng trên 300 trẻ em. Tất cả các cán bộ lãnh đạo của Hôi Việt nam Công
đoàn trong đó có ông Đồng sỹ Hứa là Tổng thư kí và già đình của ông. Ngoài ra
có thầy giáo Đỗ Tích Lễ là Phó Tổng thư kí kiêm trưởng ban an ninh của Hội. Thầy Lễ
hồi hương một mình bỏ lại vợ con (Bà Hợi và con gái là chị Liên). Thầy giáo Hữu
Bỉnh, thầy Trọng Nghĩa, ông Lưu đình Ngạn và một số cán bộ khác cũng nằm trong
danh sách bị chính quyền địa phương trục xuất.
(b) Sau khi trục xuất cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của Hội Công đoàn, chính quyền địa phương yên trí là bà con Việt kiều sẽ
rơi vào tình trạng như rắn mất đầu, vì không còn Việt minh nằm vùng nữa. Nhưng
chúng đã nhầm. Ông Phạm văn Ngang, một công nhân có học thức và biết tiếng Pháp
đã được bà con trong Hội Công đoàn bầu làm Tổng thư kí và tiếp tục lãnh đạo đấu
tranh đòi tầu hồi hương. Từ năm 1948 Hội đã đã đổi tên thành Việt nam Công nông
đoàn thay cho VN Công đoàn. Nhưng không rõ vì lý do gì, năm 1952 ông Ngang đã
xin từ chức và mua vé máy bay Qantas hồi hương về VN với một số bác giai một
khác trong đó có các bác Ích, Mạnh, Tu, Tịch, Mô v.v... Hội đã bầu cụ Nguyễn viết
Công làm Tổng thư kí vì cụ đã từng làm việc ở chánh sứ Pháp. Đến năm 1958 thì cụ
Công từ chức vì già yếu. Hội tiếp tục bầu thầy giáo Đặng viết Thế làm Tổng thư
kí cho đến khi hồi hương. Hội Cộng hòa cũng đã đổi tên thành Hội Liên Việt do
ông Nguyễn văn Mô làm Chủ tịch đến năm
1952 và ông Trần Tích thay thế từ năm 1953 đến khi hôi hương năm 1964.
(c) Năm 1946 Thầy giáo Trịnh văn Thuật là
người phụ trách và dậy học đầu tiên của Hội VN Công đoàn bên cạnh nhà ông
Camille Rolland (Đường mang tên General de Gaulle) trên chố có cây vối cổ thụ.
Sau trường này chuyển vào khu vực Tagabe. Đếm mă, 1953 thầy Thuật về dậy học ở
trường Liên Việt. Rất nhiều học sinh giỏi của trường này đã thành đạt như ông
Trịnh Tài (Chất), Lưu đình Tuân v.v…
Năm 1946. Thầy
Bùi Gia Dzự, Nguyễn đình Đăng là hai thầy giáo đầu tiên dậy tiếng Việt tại
trương Liên đoàn Ái hữu. Phía sau nhà thuốc tây (Pharmacie francaise) bên cạnh
nhà hàng bán thịt của ông Mông tây (Monteil). Sau trường này thay tên là trường
Cộng hòa và chuyển lên khu vực có nhà khum Mỹ, đăng sau Hội đồng khách ở trung
tâm thành phố. Đến năm 1950 lại chuyển lên phía chân dốc bên cạnh ga-ra Valette
và đổi tên là Liên Việt cho đến năm 1964 hồi hương. Nhiều danh tài đã từng học
trường này như Đinh Văn Thân, Trần văn Bạch, Bùi Ngọc Thủy, Trần văn Bình v.v…
(d) Ông Đinh Văn Thân là một trong những
học sinh của trương Liên đoàn Ái hữu xưa. Bố mẹ ở lại không hồi hương. Ông đã
thành đạt trong kinh doanh và trở thành đại gia nổi tiếng trong vùng Nam Thái
bình dương. Ông là người VN duy nhất tham gia các hoạt động chính trị từ khi
Tân đảo độc lập trở thành Cộng hòa Vanuatu.
(đ) Năm 1950.
Lúc đó các cầu thủ bóng đá phu mộ cũng chỉ xấp xỉ 35, 40 tuổi gì đó. Ông Đạt là
thợ sửa chữa máy nổ làm việc cho chánh sứ Pháp. Ông người thon thon, nhưng đá
bóng thật điêu luyện. Ông đã thành lập và dẫn giắt đội bóng trung niên thi đấu
ngang ngửa với các đội bóng đá địa phương lúc bầy giờ. Trong đội hình cóc các bác
Sinh, Hiện, Quả, Tâu, Đạt, Minh, Công v.v…
(e) Năm 1960, sau chuyến viếng thăm của
ông Phái viên ngoại giao Vũ Hoàng, thì phong trào thể dục thể thao của thanh
niên Việt kiều tại Port Vila và Santo đã
phát triển với quy mô rộng lớn. Đã tập hợp được hầu hết mọi người tham gia,
không phân biệt lương giáo hội hè. Tagabe có đội bóng đá bóng chuyền Đoàn kết
do Nguyễn Thế Tân và Đào thị Phiên phụ trách. Máy Cà-phê có đội Ánh sáng do
Nguyễn văn Đại và Lan Tầu Nhì (Anne Laille) phụ trách. Thành phố Vila có đội Bình
minh do Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn thị Lan phụ trách. Ngoại thành có đội Việt
Trung của Hoàng văn Đường (cả người Việt và Tầu). Đội Chiến Thắng ở khu mỏ
Forari do Nguyễn Văn Long phụ trách. Khu vực Ba-lăng có đội Sao vàng do Trần
Sâm phụ trách. Những cầu thủ tài năng nhất của các đội đã được tuyên vào đội
bóng đã thanh niên VN lấy tên là USV (Union Sportive Vietnamienne). Đứng đầu là
Trần Sâm (Samuel). Đội đã thi đấu thành công và đoạt cúp giải vô địch năm 1962
của Hiệp hội Bóng đá Tân đảo. Ngoài bóng đã còn có bóng bàn, bóng chuyền, bóng
sắt pê-tăng và săn băn cá dười biển.
(f) Năm 1960. Phong trào TDTT đã cuốn hút cả lớp người ở độ tuổi 50. Trại VN số 2 Tagabe có đội bóng của
các bác Đoài, Hỗ, Cư, Cân, Lịch, Tác, Nạp, Tài, Huyên v.v...
(g) Xăng-tô chẳng kém Vi-là. Ngoài bóng
đã, bóng chuyền. Môn đua mô-tô xe đạp cũng phát triển rầm rộ. Lại còn môn lực
sĩ cử tạ như các anh Viết, anh Sĩ ở Sa-puy. Anh Trọng tay đua xe đạp nổi tiếng ở
trại số 2 Sarakata.
(h) Ngành buôn bán ở bên Santo vô cùng
phát triển. Hiều chụp ảnh của bác Hiếu. Hotel Boy của cụ Hỗ. Các cửa hàng tạo
hóa của cụ Thân, bà Luyễn, Hiệu may ông Cáp, cửa hàng hàng bán thịt bò thịt lợn
của gia đình ông Ái, các xe ô tô chạy tắc-xi, tầu biển của gia đình ông Giả,
các xe đun bàn hàng rong của các chị em đẹp như hoa hậu v.v… Đặc biệt chị Thắm,
một vị thanh nữ tuyệt đẹp được bầu là Hoa hậu Santo năm 1960.
(i) Cộng đồng người VN ở đảo Xăng-tô
sinh sống tập trung trong bốn khu vực : 1. Đông nhất là trại VN Công nông
đoàn số một Sa-puy. 2. Trại Công nông đoàn số 2 giáp với suối Sarakata . 3. Trại
số 3 Tương tế Liên việt còn gọi là trại Ba-lăng. 4. Khu vực thành phố Lugan tức
Luganville.
(j) 1960. Phái viên ngoại giao VN Vũ
Hoàng tới Port Vila gặp chính quyền Pháp giải quyết hồi hương cho Việt kiều Tân
đảo. Ông ở trên tầng gác của văn phòng Hội Công nông đoàn tại Tagabe. Ông đã tổ
chức các buổi họp gặp mặt bà con VK. Động viên mọi người chuẩn bị tinh thân để
hồi hương. Nhất là thanh niên cần rèn luyện thể lực, phát triên thể dục thể
thao văn nghệ v.v… Sau ba chuyến hồi hương của VK Noumea, đến tháng 4 năm 1961
thì công cuộc hồi hương bị đình hoãn vô thời hạn, do áp lực của Chính phủ Cộng
hòa VN với Pháp.
(k) Chính phủ VN Cộng hòa cử phái viên
sang Noumea và Vila để vận động kiều bào về miền Nam hoặc ở lại Tân đảo. Ông Đỗ
mạnh Quát đã cùng với chính quyền địa phương mở ba phòng đăng kí tại văn phòng
cơ quan đại diện của Pháp tại Port Vila. Phòng thứ nhất đăng kí ở lại. Phòng thứ
2 đăng kí về miền Nam VN và phòng thứ 3 hồi hương về nước VNDCCH. Kết quả 90% đăng
kí hổi hương. 10% ở lại. Không ai đăng kí về miền Nam.
(l) Đến năm 1963. Hội Hồng Thập tự VN
và Pháp đã thống nhất thay thé Bộ Ngoại giao tiếp tục giải quyết tiếp công cuộc
hồi hương của bà con VK ở Tân thế giới – Tân đảo. Ông Lê Trung Thủy dẫn đầu Hội
HTT. Trong buổi gặp gỡ với bà con VK Port Vila, ông Thủy cũng nói về tình hình
căng thẳng ở VN và khuyên bà con nên cân nhắc cẩn thận. Ông
nói : « Đất nước ta tạm thời con chia cắt. Chiến tranh có thể
xây ra bất cứ lúc nào. Nếu bà con nán lại chờ khi nào nước nhà thống nhất hãy về
thì tốt hơn ». Nhiều người nghe nói chướng tai đã phản đối kịch liệt. Cho
rằng ông này phản bội. Mãi sau này hồi hương rồi, bà con mới hiểu ra thì đã muộn.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi phần ba, bốn của tập HAI.
Xin mới quý vị xem tiếp phần Năm và Sáu trong kì tới.
Xin chúc mọi người
vui khỏe, may mắn, an khang, hạnh phúc.