TÀI LIỆU VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI PHU
MỘ
Việt Nam ở Tân đảo đầu Thế kỉ
20
Documentations historiques
des travailleurs engagés
vietnamiens
Aux Nouvelles Hebrides/Vanuatu
au 20eme siècle.
Người lao động phu mộ Bắc kì tại Tân đảo
Người dịch: Jean Vanson Vanuatu
Lời nói đầu của người dịch
Người dịch văn bản dưới đây xin mạn phép được giãi
bầy quan điểm.
Nói chung, bản thân cũng đã từng đọc qua một số tư
liệu, tài liệu và sách đề cập đến Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu). Tuy nhiên,
người dịch đã chọn văn bản mang
tên : « La colonisation des Nouvelles Hebrides et les
Indochinois » để dịch vì có rất nhiều tình tiết liên quan đến người phu mộ
Việt nam mà còn ít người biết đến. Mục
đích của việc lựa chọn này nhằm giúp cho đông đảo bà con anh chị em nguyên là
Việt kiều sinh trưởng ở Tân đảo xưa kia sẽ biết rõ thêm về lịch sử của cha ông
chúng ta dưới thời thực dân đô hộ thế kỉ 20 mà thôi.
Trên thực tế, cuộc sống ở đâu cũng có hai mặt. Một mặt, chúng ta
đều được nghe kể chuyện hoặc đọc những
bài viết về sự áp bức bóc lột đến tàn nhẫn của cai kí và chủ đồn điền. Nhưng mặt
trái của thời kì ấy thì nhiều người lại chưa biết hoặc không quan tâm đến.
Chúng ta lên án chế độ thực dân nhưng chúng ta chưa thấy hết được những điểm yếu
của chính người phu mộ.
Xin nêu mấy điểm chính được ghi nhận trong các đồn
điền, đã làm cho người phu mộ tự đưa mình vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Đó
là các tệ nạn rượu chè, trai gái, cờ bạc, trộm cắp ở khắp các đồn điền trên hầu
hết các đảo gần xa ở Tân đảo. Một số vụ say rượu, ghen tuông dẫn đến ẩu đả gây
thương tích hoặc án mạng trong các đồn điền.
Tệ nạn cờ bạc phải vay nợ của chủ với lãi suất cao.
Nhiều trương hợp sau 5 năm không trả được nợ phải xin ở lại đăng kí thêm 5 năm.
Hoặc túng quẫn phải đi trộm cắp dẫn đến tù tội vân vân… Ngoài ra nhiều vụ việc như
lãn công, giả vờ ốm, làm việc không năng suất cũng làm cho người chủ xót xa vì
phải bù lỗ. Thậm chí có cả việc một ông đốc công hoặc một ông cại nọ sắn sàng
nhận một ít tiền franc đút lót để làm lơ chuyện này chuyện khác. Đó cũng là những
nguyên nhân khiến cho chủ bức xúc phải sử dụng đến hình phạt, nhiều khi quá mức
cho phép.
Không ai có quyền lên án những hậu quả tai hại mà
các tệ nạn xã hội đó đã làm hệ lụy đến cuộc sống của cha ông chúng ta. Bởi nó là vòng luẩn quẩn của xã hội trong mọi thời đại. Dù sao, chúng ta không khỏi bùi ngùi rơi lệ khi có dịp đi qua hoặc viếng thăm các
khu nghĩa trang ở Vila, Santo, Malicolo, Epi v.v... Nếu tổng kết lại, trong
công cuộc khai phá làm giầu cho Tân đảo thì cũng có hàng ngàn người xấu số đã
phải ngã xuống, gửi gắm nắm xương tàn nơi đất khách. So với tổng số phu mộ trên dưới 23
ngàn người có mặt ở Tân đảo thời bấy giờ thì tỷ lệ mất mát là quá lớn. Tính ra
cứ 100 người thì có gần 5 người tử vong.
Người dịch sẽ cố gắng dùng từ ngữ thật sát với từng thời điểm để giúp người đọc
dễ hiểu hơn. Rất có thể có những sai sót nhầm lẫn nhất định trong khi dịch thuật.
Vậy xin quý vị độc giả lượng thứ. Xin trân trọng cảm ơn.
Trích dịch nguyên bản Luận án tiến sĩ về khoa
học lịch sử :
« La Colonisation des
Nouvelles Hébrides et les Indochinois »
(Cuộc xâm chiếm Tân đảo làm
thuộc địa và những người dân đến từ xứ Đông dương).
Tác giả: Frederique TAILHADE
Dưới sự chỉ đạo của : Ông
CARBONELL – 1987
Đề tựa
« Les Nouvelles- Hebrides ont été faites par
les Viets ».
Đó là sự xác nhận khách quan của một người chủ đồn
điền tầm cỡ ở Tân đảo đã nghỉ việc
(Không nói rõ tên). Tạm dịch thế này: «Chính người Việt đã xây dựng nên Đất nước
Tân đảo». Một câu nói nghe chừng đơn giản nhưng bao hàm đầy đủ ý nghĩa của sự
đóng góp cực kì to lớn của người phu mộ Việt Nam tại Tân đảo thế kỉ 20.
Vậy người phu mộ chân đăng là ai ? Xuất thân từ
những người nông dân và công nhân chân lấm tay bùn. Đa số là những người nghèo
không một tấc đất nuôi thân. Gốc gác từ những vùng Nam định, Niinh bình, Thái
bình, Hà nam, Hưng yên, Hải dương, Quảng ninh luôn bị ngập úng lũ lụt, sưu cao
thuế nặng đã làm cho họ lâm vào cảnh cơ cực không lối thoát.
Bởi thế họ đã tìm đường tình nguyện đăng kí đi làm
phu mộ tại các đồn điền cao-su ở Nam kì, hoặc đi Tân đảo phá rừng trồng dừa cà
phê, hoặc đi Tân Thế giới làm công nhân phu mỏ. Theo nguồn tin đăng tải trên tờ
báo «Néo-Hebridais» thì số người tình nguyện đăng kí phu mộ ở Bắc kì thời đó
quá đông. Bởi vậy các cơ quan sở tại có thẩm quyền lúc đó đã phải tổ chức tuyển
mộ. Trong số 100 người đăng kí chỉ có 1 hoặc 2 người có cơ may được tuyển chọn.
Chính phủ bảo hộ lúc đó cũng dè dặt trong vấn đề xuất khẩu người lao động. Vì họ
cũng quan ngại và đã lường trước sự thiếu hụt lao động ngay trong nước sau này.
Đồm điền trồng dừa của dòng họ Colardeau trải dài xuống tận thành phố Vila
Như ta đã biết về câu nói bất hủ của người chủ đồn
điền hưu trí nói trên hiện đang sinh sông tại Port Vila, Thủ đô của nước Cộng
hòa Vanuatu. Ông ta còn nhấn mạnh nhiều chi tiết của một thời kì vàng son trong
đồn điền Cô-lac-đô rộng lớn. Về sự siêng năng cần mẫn của những người lao động
Bắc kì dưới những hàng dừa thẳng tắp, thu hái những trái cà phê chín đỏ mọng, dùng
tay không chặt phá hàng héc-ta rừng nhiệt đới nguyên thủy luôn sẵn sàng xâm chiếm
đất canh tác.
Lịch sử của người phu mộ Việt nam ở Tân đảo gắn liền
với sự nghiệp thôn tính thuộc địa của nước Pháp. Một vùng đất hoàn toàn xa lạ với
những người sinh sống tại một thái cực khác : khởi đầu bằng nước mắt và
máu của những cu-li nhập cư qua những chuyến tầu từ chính vùng đất thuộc địa rộng
lớn ở xứ Đông dương. Một câu chuyện thấm đậm sự nghèo nàn lạc hậu, sự vô cảm,
chết chóc và trăm thứ linh tinh khác không thể nói bằng lời, vì nó có thể động
chạm đến sự cáo buộc lên án cả một chuỗi tội phạm quy mô khác.
Cũng có nhiều nhân vật sống động của thời kì xa xưa
ấy đang còn tồn tại : gồm những người cu-li cùng với các ông chủ của họ.
Nhưng khi họ nói, tất cả đều như muốn che giấu một sự thật. Nhưng người con
trai của ông chủ đồn điền nọ bị sát hại đã chả lấy một phụ nữ việt về làm vợ
hay sao… Vậy nên tất cả mọi sự tố cáo về hành vi xâm phạm con người chỉ mang lại
sự mất cân bằng trong quan hệ của cuộc sông đời thường mà thôi.
Một số người gốc Đông dương đã gia nhập quốc tịch
Pháp ; nhưng họ có cảm nghĩ họ là người Pháp thực sự không? Có thể cũng
tương tự như những người công dân gôc Pháp được sinh ra tại một đất nước xa xôi
bên kia bán cầu mà thôi.
Tuy nhiên, dưới con mắt của người bản địa Vanuatu,
thì dù anh là người âu hay người việt, họ cũng đều coi là người da trắng tuốt
(all whitemen). Khác biệt hẳn với họ, chỉ vì họ là người da mầu.
Bởi vậy, tập nghiên cứu này không giới hạn trong
khuôn khổ về biến cố lịch sử của cộng đồng người Việt nam vì nó mang tính chất
rộng lớn của cả một pho sử liệu. Tự nó sẽ phô bầy sự thăng trầm và sự thay đổi
của cộng đồng sau những biến cố lịch sử mà cộng đồng người Việt đã đóng vai trò
chính, rất tích cực trong việc mở rộng đất đai thuộc địa ở Tân đảo. Cho đến việc
góp phần xây dựng kinh tế to lớn đối với Nhà nước Vanuatu non trẻ sau này.
Nhà ở của một điền chủ Pháp tại Tân đảo đầu thế kỉ 20 (internet)
TỰ SỰ :
Năm 1987, trong chuyến công du đến Vanuatu, tôi đã
có cuộc gặp gỡ với một số nhân vật nguyên là những người phu mộ đã đến Tân đảo
từ những năm 1920. Số đông đã hồi hương về Việt nam, còn lại một số người với cả
mấy thế hệ con cháu hậu duệ của họ. Và họ đã trở thành một cộng đồng thiểu số
vô cùng quan trọng tại Vanuatu.
Căn cứ vào tính chất lịch sử của cộng đồng quan trọng
này mà tôi đã lựa chọn để ghi chép lại lịch sử của việc thôn tính Tân đảo làm
thuộc địa, trong đó người Việt nam là những nhân chứng đóng vai trò chính yếu.
Các chủ đồn điền đã trở thành vai phụ mặc dù họ giữ ngôi vị của người điều hành
chính. Và cũng vì thế, số phận của họ đã được định đoạt khi bị loại ra khỏi
vòng đua sau khi Vanuatu độc lập.
Cảnh đảo Nguna Tây bắc Efate Tân đảo
Mặc dù vậy, những người phu mộ xưa rất ư dè dặt khi
kể chuyện. Họ không hề tỏ thái độ thù địch hay oán hận. Một cách miễn cưỡng, họ
kể lại những trận đòn, những thiếu thốn khó khăn và cả những vụ trừng phạt khi
làm việc trong các đồn điền xưa. Họ kể lại rất ôn tồn không kích động. Điều đó rất
hữu ích để thu thập tư liệu sống động trong việc ghi chép lại lịch sử đương thời,
mà trong cuộc mỗi người đều là nhân chứng sống động.
Phần lớn các tư liệu thông tin sau này đều dựa vào
các nhân chứng sống động đó. Còn các văn bản về tư liệu ở kho lưu trữ rất hiếm
hoi và gặp nhiều khó khăn. Tài liệu lưu trữ của chính quyền đồng quản hai nước
Anh Pháp (Condominium) ở Tân đảo chia thành ba phần : kho lưu trữ của
Pháp, của Anh và của Tòa án hỗn hợp (Tribunal mixte). Riêng kho lưu trữ của Tòa
án hỗn hợp dã bị chìm sâu dưới đáy biển. Còn các tư liệu của Anh và Pháp đã được
chuyển về mẫu quốc. Một số tài liệu quan trọng đã bị xóa sổ do giông bão triền
miên và hỏa hoạn.
Nhưng rồi tôi cũng có cơ may được tiếp cận với một
số văn phòng tư nhân, trong đó có :
- Tổ chức thống nhất các đồn điền tại Tân đảo.
- Công đoàn Nông nghiệp Tân đảo.
- Văn phòng đất đai thuộc Cục Hành chính của Tân
Caledonie.
- Tài liệu của Tòa Công sứ Pháp v.v…
Sự thiếu hụt thông tin về nguồn gốc sự việc có thể dẫn đến
tình trạng làm cho thời gian tính bị mờ ảo, không rõ ràng.
Từ cuộc thám hiểm của Quỉeros 1606 đến James Cook và de Bougainville 1868.
… Trước khi đề cập đến lịch sử mở rộng thuộc địa ở
Tân đảo, tôi tự thấy cần phải đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển vè lịch sử
của đất nước Tân đảo nguyên thủy. Vậy xin tóm lược một số tư liệu như
sau :
Nhà hàng hải Tây Ban nha Fernandez de Quieros
* Năm 1606 nhà hàng hải Tây ban nha Fernandez de Quiros lần đầu tiên tìm thấy đảo
lớn và đặt tên là đảo « Thánh thần Vong linh » (Espiritus Sanctos) dể
dâng lên Vua Tây Ban nha lúc bấy giờ. Nhưng lại không thôn tính làm thuộc địa
như một số nước khác. (…Vì thực tế họ đã đi sâu vào đất liền để khám phá. Họ đã đụng độ
với thổ dân. Nhưng không tìm thấy kho báu vật nào cả…)
Nhà hàng hải Pháp Louis Antoine de Bougainvile
Mãi đến thế kỉ 18 người Anh và Pháp mới thâm nhập
vào lãnh thổ này, sau khám phá cùa nhà hàng hải Anh James COOK và sau này là
Antoine de Bougainville nhà hàng hải Pháp. Như vậy tôi quyết định lựa chọn cái
mốc của sự hiện diện của chế độ thực dân làm tư liệu chính cho bài viết sau
đây.
Nhà hàng hải Anh James Cook
Tiếp đó, sự hiện diên đông đúc của những người dân
Đông dương đã làm cho nền thống trị thuộc địa được mở rộng và phát triển nhanh
chóng tại lãnh thổ man rợ gần như hoang dã này. Trong phần hai, sẽ tập hợp các
tư liệu tập trung về người dân Đông dương, về vai trò và hoàn cảnh sinh sống của
họ.
Phần kết sẽ nêu lên giai đoạn cuối và sự khai tử của
chế độ thực dân và sự khởi sắc cho một cuộc sống mới tự do của người phu mộ
chân đăng Bắc kì sau hai cuộc chiến (Thế chiến thứ hai và chiến tranh Đông
dương).
Phần một – Tân đảo (Nouvelles Hebrides/Vanuatu)
Trích tiểu thuyết “hòn đảo thần tiên và ảo vọng” của
nhà văn J. Fletcher :
« Chế độ thực dân của vương quốc Anh là sản phẩm
cô đọng mồ hôi, máu và nước mắt chưa hề bị tuôn chẩy, nhưng nó gây nên hệ lụy của sự đau khổ mà những
kẻ độc ác đã gieo rắc trong đó mà chính ta là kẻ chịu đựng. Nhưng các nhóm thuộc
địa của các nước như Pháp, Đức, Hòa lan hợp lại thành cái khối da trắng khổng lồ
với lòng tham vô đáy mà đi đến đâu là họ gieo họa tới đó ».
Bản đồ quy hoạch phân chia lãnh thổ thế kỉ 19-20 ở Tân đảo
Tóm lược những Khám phá bước đầu trông công cuộc
thuộc địa hóa.
A.
Từ lúc khám phá cho đến khi xâm nhập chế độ thuộc địa ở Tân đảo.
Người Tây ban nha đi tìm miền
đất hứa phương Nam bí ẩn.
Từ cổ đại người ta đã đặt ra
giả thuyết về miền đất giầu có tại phương Nam là « Australasia » trên
bản đồ của Ptolémé. Được mô tả là một miền đất cực kì giầu có, mà sau này người
Tây ban nha đã khám phá tại vung Thái bình dương xa xôi.
Trong chuyến đi thám hiểm vòng
quanh thế giới năm 1606, nhà hàng hải De Quieros của Tây ban nha đã tìm thấy đảo
lớn và đặt tên là « Miền Đất thánh thần phương Nam » (Terra australis
del Espiritu Santo). Quieros đã ghi nhận : «Từ châu Âu sang châu Mỹ, không
một nơi nào có những cảnh đẹp thần tiên và man rợ như ở nơi đây».
Ông ta nghĩ là đã khám phá được
vườn thượng uyển ở Eden, nhưng khi đươc va chạm trực tiếp với thổ dân quá ư man
rợ và hung bạo ở đây thì ông mới nhận ra
rằng đây không phải miền đất hứa như ông đã lầm tưởng. Chính trong thời gian
này, nhiều cuộc va chạm đã xẩy ra nhất là những vụ hiếp đáp dân cư, xâm hại trẻ
em phụ nữ và ăn cắp lợn gà gia súc. Sau
36 ngày tìm kiếm trên đảo không kết quả, De Quieros buộc phải nhổ neo rời bỏ
nơi này. Tiếp theo đó một trận bão lớn đã phá tan giấc mộng tìm được
« thiên đàng » của nhà hàng hải nổi tiếng này.
Việc khám phá ra các đảo phía
Nam được nhà Vua Tây ban nha gìn giữ bí mật trong hơn 100 năm và phải từ bỏ kế
hoạch khám phá thế giới mới vì lý do thiếu hụt tài chính.
Cuộc khám phá « đại chu
kì » (Les grandes Cyclades) của nhà hàng hải Pháp De Bougainville và James
Cook của Anh quốc.
Nhờ cuộc chạy đua giữa các nhà
hàng hải của hai vương quốc tư bản Anh và Pháp mà quần đảo này được khám phá lần
thứ hai sau cuộc thám hiểm của De Quieros hơm 100 năm về trước.
Nhà thám hiểm Antoine de
Bougainville rời Nantes năm 1766 đi về hường Tây. Trước đó nhà hàng hải Anh
James Cook cũng đã lên đường đi về phía Đông.
De Bougainville đã tuyên bố chiếm giữ đất
đai một cách tượng trưng ở các đảo làm cho thổ dân phẫn nộ và phản kháng mãnh
liệt. Sau đó, đoàn tầu của ông tiến về phía Tây nam. Nhưng vô vọng.
Ba năm sau đó, chính nhà hàng
hải James Cook đã khám phá hầu hết các đảo lớn nằm trong cuộc thám hiểm
« đại chu kì ». Chuyến này James Cook đã mang theo 15 nhà bác học có
quốc tịch khác nhau.
Joel Bonnemaison đã ghi lại :
«Chuyến thám hiểm của James Cook được đánh giá là một chuyến khảo nghiệm quan trọng về địa
lý. Và lần đâu tiên đã kéo dài cuộc tiếp cận giao lưu giữa người châu Âu và người
thổ dân ở châu đại dương này (Melanesiens).
Sau khi hoàn tất chuyến thám
hiểm quần đảo này với nhiều biến cố va chạm với thổ dân, James Cook đã ghi lại :
«Tôi tin chắc là có quyền hạn trong việc đặt tên cho quần đảo này dưới cái tên
là Tân đảo (New Hebrides) ».
B.
Thời kì chiếm đoạt đất đai
Cây gỗ trầm hương
Đến năm 1825, Tân đảo đã trở
nên nổi tiếng về chuyện thổ dân ăn thịt người (cannibalisme) và hầu như đã bị
lãng quên đối với các thế lực lớn cũng như các nhà truyền đạo. Nhưng đến khi
người ta khám phá ra nguồn đặc sản quý giá là cây gỗ trầm hương với trữ lượng
kếch sù ở đây, thì quan niệm đối với xứ sở này đã hoàn toàn thay đôi.
Một miếng gỗ trầm dài 5cm nặng 12g giá khoảng 12 đô la US
Nguyên nhân đơn giản làm cho
trầm hương chiếm lĩnh thương trường là do nguồn tiêu thụ trà xanh ở Úc châu quá
lớn và phải nhập khẩu nguyên liệu quý giá đó từ Trung hoa.
Thế là cuộc trao đổi hàng hóa
giữa Úc và Trung hoa đã hình thành với việc trao đổi trầm hương lấy trà xanh.
Vì Úc lúc đó chả có gì đáng giá để xuất bán cho Tầu ngoài trầm hương khai thác ở
vùng phía nam Tân đảo. Và Tầu lại là nơi tiêu thụ rất lớn về gỗ trầm hương.
Một cuộc chiến tranh y như cuộc
chạy đua đi tìm vàng đã nổ ra giữa các thế lực quân sự, thương nhân dẫn đến những
cuộc tàn sát đẫm máu.
Đến năm 1829-1830, Tân đảo đã
phản kháng và chống đối việc buôn bán xuất khẩu gỗ trầm hương. Thương lái Úc chuyển sang mua bán trầm hương ở
các đảo gần Tân Caledonie như Lifou và Mare. Nhưng vì trữ lượng có hạn, bị giảm
nhanh nên thương lái lại quay về với Tân đảo.
Đến năm 1846, việc khai thác
và buôn bán gỗ trầm đã đạt đỉnh cao. Buộc các thế lực phải xây dựng các trạm điều
hành quản lí cố định. Đến năm 1864, có khoảng 350 người châu đại dương khai phá
gỗ trâm. Một năm sau đó thì việc khai thác cũng chấm dứt vì không còn cây gỗ trầm
nào để chặt phá.
Mua bán thổ dân làm nô lệ
Chiến dịch săn lùng « chim muông đen” (Blackbirding)
Như vậy, người ta phải tổ chức một phương án hoạt động
mới nằm trong khuôn khổ chiến dịch khai thác nhân công địa phương.
Một kiểu buôn bán và bắt cóc nô lệ da đen ở Tân đảo
đã hình thành. Các tù trưởng hoặc thủ lĩnh của các bộ lạc có quyền bán người dân
của bộ tộc mình cho thương lái nước ngoài. Người bản xứ lúc đó coi như là nô lệ
da đen được xuất bán hoặc bắt đi lao động trong các trang trại trồng mía rộng lớn
của người da trắng ở Úc châu hoặc thuộc
địa của Anh trên đảo Fiji. Hoặc bắt đi làm phu đào mỏ ở Tân Caledonie và cả những
đồn điền của người Đức tại các đảo Samoa xa xôi nữa.
Người ta thống kê được khoảng trên 10.000 người bản
địa được xuất bán hoặc bị bắt cóc. Đến năm 1880, có khoảng gần 30 tầu buôn của
Úc hoạt động trong vùng. Mãi đến năm 1906, sau thỏa ước Anh Pháp thành lập
chính thể đồng quản Condominium thì việc buôn người mới châm dứt. Một số nô lệ sống
sót ở Queensland đã được trả tự do hồi hương về quê của họ. Nguyên nhân chính
đã gây thiếu hụt nhân công ở Tân đảo.
C. Khởi đầu của chế độ xâm chiếm thuộc địa.
Tóm lược các sự kiện của chương C D E.
Vấn đề định cư của người da trắng tại Tân đảo nhất
thiết phải thông qua các trạm quản trị tại Lenakel ở đảo Tanna và Havannah ở đảo Vate.
Đến năm 1880 các nhân viên điều hành ở trạm Lenakel bị dân bản địa sát hại. Trạm
Havannah cũng bị hai cơn bão lớn phá hủy. Một số it tầu buôn nhỏ tự do hoạt động
trong quần đảo. Như vậy, Port Vila đã trở thành trung tâm quản lí điều hành
công cuộc mở rộng thuộc địa và khai triển chính sách thực dân ở Tân đảo.
Thổ dân ăn thịt người - Cannibalisme
Trong thời gian này, Tân
Caledonie thiếu hụt nhân công làm việc trong các min mỏ. Người đi đầu trong việc
định cư của người Pháp tại Tân đảo lại là người gốc Ái Nhĩ lan tên Higginson
mang quốc tịch Pháp. Nguyên là một thương lái gỗ trầm hương thành đạt tại Úc.
Sau ông liên doanh với một doanh nhân khác tên Paddon (Patton). Chính Higginson
đã thành lập Công ty Le Nickel năm 1879. Đã có lúc chính quyền Pháp tại Noumea
đã định sát nhập Tân đảo vào Caledonie. Nhưng bị vướng nước Anh. Dến 1882,
chính quyền Caledonie cấm du nhập lao động từ Tân đảo nhằm tạo công ăn việc làm
cho những tù nhân Pháp mãn hạn cấm cố.
Cùng năm đó, Higginson đã
thành lập Công ty Caledonie tại Tân đảo (Societe Caledonienne aux Nouvelles
Hebrides). Vì làm ăn thua lỗ nên người Anh đua nhau chuyển nhượng đất đai cho
người Pháp tại đây. Họ bán đổ bán tháo, đến độ trong thời gian rât ngắn, gần
như toàn bộ đất đai canh tác đã thuộc về người Pháp. Thí dụ một lô đất 10.000
ha, ông chủ người Anh bán với số tiền bèo bọt là 1.190 francs bằng hàng hóa và
130 francs tiền mặt. Nhưng Công ty của Higginson cũng mau chóng phá sản do thiếu
hụt nhân công và yếu kém về nhân sự điều hành. Đến năm 1894, một Công ty cổ phần
được thành lập với tên là Công ty Pháp quốc tại Tân đảo (Societe Francaise des
Nouvelles Hebrides gọi tắt là SFNH).
Chế độ thực dân mở rộng ở thuộc
địa Tân đảo .
Những người Pháp ở các nơi tụ
tập về Tân đảo để mua đất hoặc được phân chia đất, hoặc giao trách nhiệm quản
lý đât đai đã vấp phải một chướng ngại rất lớn: đó là vần đề nhân công. Ở vùng
đất canh tác nào cũng nằm trong tình trạng này. Với số người lao đông bản địa
ít ỏi phải khai phá, trồng tỉa, chăm bón, thu hoạch, vận chuyển, mua bán đầu
vào đầu ra. Làm cho một số chủ phải bỏ của vì thua lỗ. Nguy hại nhất ở xứ sở
này là bị rừng rú xâm chiếm nhanh chóng. Khai phá rừng đầu bên này chưa kịp
canh tác thì đầu bên kia cỏ cây đã mọc thành rừng.
Chặt phá rừng hoang ở Tân đảo
Trên thực tế những ông chủ đồn
điền đầu tiên đến Tân đảo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Riêng khí hậu ác nghiệt
và thiếu thốn thuốc men chữa bệnh đã cướp
đi sinh mạng hàng trăm người. Cả Tân đảo mới có một bệnh viện ở Port Vila,
Santo có trạm y tế. Rồi vấn đề ngôn ngữ bất đồng trong giao tiếp. Không ít ông
chủ đã bị người bản xứ giết chết. Việc vận chuyên từ đảo này sang đảo khác phải
dùng tầu gỗ nhỏ. Đi lại trên đảo băng hai chân, bằng ngựa hoặc xe bò kéo. Họ
cũng phải thức khuya dậy sớm như nhưng người làm công của họ. Buổi tối họ cũng
chỉ có cây đèn dầu tây thắp sáng.
Phương tiện vận chuyển giữa các đảo trong vùng
Mặc dù gặp nhiều khó khăn
thăng trầm. Cuối cùng thì những người Pháp cũng đã trở thành ông chủ đất và người
Anh đành bán đất đi buôn. Trong đó có nhiều người đi làm mục sư luồn lách vào
các hang cùng ngõ hẻm để quảng bá và giảng đạo Tin lành. Và họ cùng thành công.
Vì cho đến nay thì đạo Tin lành chiếm đa số tín đồ so với đạo Gia tô.
Công ty SFNH ngày một thịnh vượng.
Họ sở hưu hầu như tất cả các đôn điền rộng lớn nhất ở Santo, Malicolo, Epi v.v...
Chính quyền đồng quản Anh Pháp (Condominium) tại Tân đảo
F. Thiết lập chính quyền đồng
quản (Condominium) tại Tân đảo.
Chính thức được thành lập ngày
20/10/1906. Trên thực tế là cơ quan điều hành chung về hành chính và luật pháp.
Nhưng tuyệt đối không xâm phạm đến lĩnh vực chủ quyền lãnh thổ của nhau.
Rõ ràng nhất là người ta xây dưng ở Port Vila hai tòa Công
sứ, hai bệnh viện, hai nhà tù. Nhưng lại có một tòa án hỗn hợp (tribunal
mixte). Chính quyền Anh bị lép vế nên đã chiếm cứ đảo Iririki làm đại bản
doanh. Xây cất một bệnh viện mà ta quen gọi là nhà thương ăng-lê. Tòa sứ Anh cũng
được xây dựng trên khu đất cao nhất của hòn đảo này. Người Anh đã tính toán là
lá cờ của họ nhất thiết phải có độ cao ngang hàng với cờ của Tòa sứ Pháp bên phía
đất liền. Và cơ quan hành chính của Anh cũng nằm giáp ranh với Tòa sứ Phấp.
Tòa công sứ Anh bên đảo Iririki
Nhưng nhà tù của Anh thì được
xây bên phần đất mua lại thuộc đồn điền Cô-lạc-đô mà người ta quen gọi là khu
ăng-lê (quartier anglais). Vì ở khu vực này toàn người Anh sinh sống. Còn nhà
tù của Pháp được xây dung ngay giáp ranh với trại lính Bảo an của Pháp. Gần khu
vực nhà thương Tây và Ta. Còn các đảo phát triển theo điều kiện hoàn cảnh riêng
rẽ mà các ông chủ đất đã sử dụng quyền lực của mình như một lãnh chúa.
Tòa án hỗn hợp (Tribunal mixte) tại Port Vila Vate NH.
Dưới bộ máy đồng quản
(Condominium) người ta đã xây dựng một tòa án hỗn hợp để xử lý các vụ án hình sự
tranh chấp đất đai và đăng kí trước bạ đất. Nhưng cũng bất lực trước sự tranh
chấp đât đai dành riêng cho các bộ tộc thổ dân địa phương (Réserves indigènes).
Đồng thời việc xét xử trong các phiên tòa thương bị kéo dài và gặp nhiều khó
khăn. Ngay thành phần cơ cấu tổ chức của tòa án cũng đã phức tạp. Chánh án là
người Bồ đào nha sau thay thế bằng một người Bỉ. Một thẩm phán Pháp. Một thẩm
phán Anh. Một phiên dịch người Đức. Như vậy toát lên cả một sự tế nhị khéo léo
trong việc đối thoại giữa tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây ban nha và tiếng Bislama. Và nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc đã xây
ra trong các phiên tòa do ngôn ngữ bất đồng.
Năm 1917, phía Pháp yêu cầu
đăng kí trước bạ cho 525 ngàn ha đất canh tác. Phía Anh hơn 100 ngàn ha, số đát
đai còn lại gồm núi đá và các khu đất không thể canh tác được dành cho thổ dân
bản địa.
Bộ máy hành chính đồng quản
cũng có trách nhiêm xem xét quyền hạn và phạm vi nhập khẩu lao đông từ nước
ngoài cho mỗi bên liên quan. Và đó cũng chính là điều khoản áp dụng cho điều luật
nhập cư của các lao động Đông dương cũng như nước ngoài khác.
Năm 1919, mọi việc về hành
chính đã được đơn giản hóa. Nhưng trong tất cả các đồn điên vấp phải khó khăn lớn:
nạn thiếu hụt nhân công.
Công nhân người bản địa
G. Các vấn đề lien quan đên
nhân công.
Đất đai canh tác ở Tân đảo cực
kì mầu mỡ, Không ở nơi đâu có những thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp
như ở đây. Trồng bất cứ loại cây gì cũng không cần đến việc chăm sóc bằng phân hoặc tưới
bón.
Nguồn nông sản chính ở đây là
cùi dừa phơi hoặc sấy khô (coprah), bông sợi, cà-phê và ca-cao. Để sản xuât được
những sản phẩm đó cần phải có nhân công. Khai phá rừng, trồng tia đã là công đoạn
khó khăn. Nhưng công đoạn tiếp theo là phải thu hoạch, phải phát cỏ, phải trồng
tỉa tiếp và phải duy tu đồn điền là cả một vấn đề lớn liên quan đên nhân công.
Một trạm mua bán nô lệ tại Tagabe đảo Vate Tân đảo (Internet)
Trong lúc người Âu tăng dần số
lượng thì ngược lại số dân bản địa lại giảm do hậu quả của dịch bệnh và chiến
tranh bộ tộc từ thế kỉ trước. Tính đến năm 1920, dân bản địa không quá 50.000
người tức 4 người trên 1 km2. Đặc tính của dân bản địa là không tha thiết làm
việc trong đồn điền vì giờ giấc quản lí khắt khe. Họ thích sống tự do. Không
đáp ứng được yêu cầu của chủ. Họ có sức khỏe như trâu, nhưng lại không thể cúi
gò lưng làm một công việc kéo dài trong 8 tiếng đồng hồ. Bản chất của người địa
phương là lười lao động do được thiên nhiên ưu đãi. Họ không làm cũng không chết
đói được. Vi rừng ban cho họ mọi thứ để sống. Họ thích thì làm. Chán thì bỏ về
làng.
Thổ dân ưa thích nhẩy múa bất cứ ở đâu
Nhân công bấp bênh ngày càng
hiếm làm cho nhiều chủ đồn điền lâm vào cảnh khốn quẫn. Một số đã phải tuyên bố
phá sản.
Năm 1920, có khoảng 3.500 lao
động phân bố trên khắp các đảo. Chỉ khoảng 10% diện tích đất đươc canh tác và
thu lợi. Chế độ thuộc địa ở Tân đảo tưởng chừng như bị sụp đổ hoàn toàn.
Trong suốt thời gian từ 1910,
các chủ đồn điên đã lên tiếng yêu cầu chính quyền đồng quản gấp rút xem xét giải
quyết vấn đề nhân công. Năm 1909, nhà chức trách đã thương lượng với chính phủ
Indonesia giúp đỡ. Nhưng bị từ chối vì lúc đó Indonesia là thuộc địa của Hòa
lan. Lại tiếp tục tương lượng với chính phủ bảo hộ ở Đông dương và cả Chính phủ
Trung hoa cũng đều thất bại.
Đang bí bách thì tháng 10 năm
1919, Chánh sữ Pháp nhận được công điện của Toàn quyền Tân Thế giới xác nhận có
khả năng sẽ đưa 1.000 lao động Đông dương đến làm việc trong các đồn điền ở Tân
đảo.
Niêm hy vọng lại được nhen
nhúm trong hàng ngũ các vị chúa đất…
Lao động phu mộ VN trong đồn điền trồng dừa ở Tân đảo
Phần hai. Vấn đề nhân công được giải quyết.
A.
Một hành động mang tính riêng tư
đã mở đầu cho hàng loạt chuyến tầu công khai sau này.
Cuối năm 1919, Chính phủ bảo hộ
trung ương tại Đông dương đã thỏa thuận cho phép tuyển chọn lao động Bắc kì đi
làm phu đồn điền tại Tân đảo. Ông chủ đất Lăng-xông (LanÇon) là người đầu tiên
đến Bắc kì thu nhận 65 lao động đến làm việc tại đảo Epi nắm 1920. Tiếp sau đó,
đã có một số cu-li phu mộ Bắc kì được đưa đến Tân đảo.
Cuối năm 1920, một chủ đồn điền
ở Bu-phà (Bouffa) đã ghi trong cuốn sổ tay của mình: “Con tầu của hãng Ba-lăng
(Ballande CFNH) đã chuyên chở 20 người lao động tông-ki-noa giao cho chúng tôi.
Họ ghi chú: một ông chủ láng giềng không có may mắn nhận được lao động đã cảnh
báo: nếu có người cu-li da vàng bén mảng vào khu đất của tôi thì sẽ được ăn
phát đạn”.
Trên thực tế, chỉ có 137 cu-li
tông-ki-noa tới được Tân đảo trong tổng số 1.000 người như Toàn quyền Caledonia
đã hứa. Dĩ nhiên là không thể nào đáp ứng được nhu câu chung lúc đó. Cần phải
cung cấp trên dưới 4.000 lao động mới gọi là tạm đủ cho tất cả các đồn điền ở
Tân đảo.
Đã xẩy ra nhiều tranh cãi và mặc
cả về lương bổng tối đa của một lao đông tong-ki-noa. Chính phủ bảo hộ ấn định
là 80 francs một tháng lương cho một đầu người. (Trong lúc đó các chủ đồn điền
đề nghị 50 franc), bao gồm chi phí tuyển mộ, vận chuyền đi lại, ăn uông, quần
áo, thuốc men, và cả chi phí hồi hương
v.v… ông chủ phải đài thọ.
Hãng CFNH của ông Andre Ballande
Sau chuyến tầu đầu tiên năm
1920. Chính phủ Đông dương đình hoãn xuất khẩu lao dộng trong mấy năm liền. Mãi
đến năm 1924, việc tuyển mộ nhân công và các chuyến tầu tiếp theo mới được thục
hiện công khai và liên tục. Một văn phòng tuyển mộ chính thức được thiết lập ở
Hà nội. Hãng buôn Ballande ở Tân Caledonie bao thầu việc vân chuyển phu mộ từ Bắc
kì đi Tân đảo, Tân Thế giới và cả Tahiti nữa. Những lao động đi Tân Caledonie
phần lớn đã làm viêc tại các mỏ than Hòn gai.
Phòng tuyển mộ phu mộ tại Hải phòng (Internet)
Mỗi chuyến tầu chuyên chở phu
mộ cho hai nhóm thuộc địa. Mỗi người phu mộ bước lên tầu được đeo một con số
báo danh thay cho tên thật của mình.
Một tài liệu lưu giữ tại
Noumea đã chứng minh điều đó. Cụ thể là trên tầu “Roberto Figueros» ngày
10/8/1920 ghi rõ:
Có 800 cu-li dành cho Tân
Caledonie. Và 137 người dành cho Tân đảo mang số báo danh từ 2103 đến 2231 và từ
số 2233 đến 2250.
Đến năm 1931, trong số 137
cu-li này có 67 người hồi hương. 54 người xin ở lại tái đăng kí thời hạn 5 năm.
Một người bị sát hại. 15 người chết vì bệnh tật.
Từ sau năm 1924, việc chuyên
chở cung cấp nhân công được liên tục. Con số kỉ lục vào năm 1930 đạt 5.413 người.
Giảm xuống 1.630 người năm 1937 là năm khủng khoảng kinh tế thế giới.
Năm 1921 1923 1925 1927 1930 1931
Người 145 437 1623 4293 5413 3372
Năm 1937 1939 1940
Người 1630 2130 2879
Tổng cộng có 21.922 người đến
Tân đao và hồi hương về Hải phòng từ năm 1920 đến năm 1940.
Mỗi người đăng ki đi phu mộ đều
phải kí kết hai văn bản hợp đồng. Một bằng tiêng Pháp và một tiếng Việt. Thời hạn
hợp đồng là 5 năm. Lương tối thiểu đầu người
một tháng là 12 đồng bạc đông dương (80 franc) cho đàn ông và 9 đồng cho
phụ nữ. Cứ 5 nam thì có 1 nữ được phép tuyển dụng theo tỉ lệ 1/5. Con trai từ
tuổi l5-16 đi làm hưởng lương 6 đồng bạc.
16-17 tuổi hưởng 8 đồng. 17-18 lương 10 đồng. Con gái ở độ tuổi tương đương sẽ
có mức lương 3, 5 và 7 đồng/đầu người một tháng.
Để giúp cho người lao động có
tiền dành dụm, đên kì trả lương ông chủ giữ lại 2 đồng/đầu người đàn ông và 1 đồng
cho đàn bà. Nhờ vậy mà khi đến hạn hồi hương, ngoài tiền lương mỗi người đều cố
một số tiền tiết kiệm nhất định.
Theo quy định, người lao động được hưởng phụ cấp về
lương thực thực phẩm trong suốt thời gian hợp đồng. Suất ăn hàng ngày cho người
lớn gồm có: 250g bánh mì, 500g gạo, 200g thịt tươi, 400g cá tươi, 300g rau xanh
hoặc 150 rau khô, 20g muối, 5g trà xanh hay đen. Trẻ em tuổi 12-15, khẩu phần
được hưởng băng ¾ người lớn. Trẻ em ít tuổi chưa đi làm được hưởng ½. Trẻ sơ
sinh và dưới 4 tuổi được hưởng 3 ngày một hộp sưa đặc, 100g gạo và 100g bánh
mì. Nếu người mẹ không có sữa, thì cứ 2 ngày được phát 1 hộp sữa 400g.
Người kí kết hợp đồng còn được
hưởng quyền lợi về nhà ở phải cao ráo sạch và thoáng mát, có giường hoặc phản để
nằm ngủ lấy sức.
Mỗi năm chủ phải cung cấp quần
áo chăn, màn, 2 bộ quần áo. Phụ nữ được câp thêm 2 cái áo che ngực. Được cấp
phát thuốc kí ninh (quinine) phòng chống sốt rét rừng.
Mối đồn điên phải có nhà tiêu
chuẩn và người nuôi giữ trẻ (nursery).
Thời gian làm việc là 9 tiếng.
Ngày chủ nhật và các ngày lễ tết được nghỉ và hưởng nguyên lương như khi đi
làm. Phụ nữ được giao công việc phù hợp với giới tính.
Hết hạn hợp đông 5 năm, người
phu mộ được quyền hồi hương không mất tiền tầu. Đi trên tầu, người phu mộ được
hưởng quy chế như một khách du lịch.
Văn bản về các điều khoản của
bản hợp đồng được đăng tải trên tờ báo chính thức của chính phủ và toàn quyền
Tân Caledonie đến tận năm 1945. Tất cả các sự việc liên quan đên người phu mộ đều
được đăng tải công khai như: tăng phụ cấp lương thực thực phẩm, lương bổng,
ngày tháng của những ngày Lễ Tết, các vụ án tố tụng hình sự v.v...
Tất cả các điều khoản trong
văn bản hợp đồng thật rõ ràng, hấp đãn và nhân đạo. Trên thực tế, sự thật phũ
phàng diễn ra hàng ngày trong các đồn điền làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Tuy
vậy, có một điều không thể quên là tiền chi phí cho nhân công đến từ Đông dương
đắt quá vì người chủ sử dụng nhân công
phải chịu hoàn toàn kinh phí tuyển mộ, vận chuyển đến Tân đảo và hồi hương về Hải
phòng.
Phần đâu xin tạm dừng tại đây.
Người dịch xin chào và trân trọng cảm ơn quý vị và
bà con anh chị em đã ghé thăm Blog Tân đảo Xưa và Nay. Xin chúc mọi người vui
khỏe và may mắn…
"...dưới hầm sâu « min mỏ» bỏ tuổi xuân,
ReplyDeletecả vườn dừa xanh sao chẳng vơi cơn khát !?..."
CẢM ƠN ANH ĐẠI
Cher Minh Giao,
DeleteXin chân thành cảm ơn bạn đã xem bài dịch và có lời chia sẻ tôt đẹp.
Bonne et heureuse Annee...
Commmentaires sur FB:
ReplyDeleteTrong Maria. Tuyệt vời.������
Sam Duong. Cảm ơn anh Jean Van Jean đã bỏ công sức sưu tầm, nghuên cứu và dich thuật những tài liệu vô cùng quý giá này. Tài liệu giúp tôi hiểu sâu hơn ngọn nguồn về xứ sở Nouvelles Hébrides nay là Vanuatu, về bề dày lịch sử đất nước này và biết rõ hơn cảnh ngộ của những người đi phu mộ bên đó. Cũng như các cụ chân đăng bên Tân Thế Giới lam lũ trong các khu mỏ kền, thì những người Việt đầu tiên đặt chân lên xứ sở đất rộng người thưa ấy cũng khổ cực không kém phần.
Rất ngưỡng mộ anh vì công việc dịch thuật đòi hỏi không những phải có một sự hiểu biết và kiến thức nhất định nào đó mà cũng cần thành thạo cả ngôn ngữ tiếng Việt mới nắm bắt được hết nội dung và chuyển tải hết được ý nữa. Grand merci.
Jean van Jean Rất hân hạnh. Xin chào và chân thành cảm ơn bạn Sam Duong đã có lời bình thật đặc biệt và sâu sắc. JVJ cũng rất vui là những câu chuyện hoặc sự kiện xưa hoặc nay đăng tải lên trang mạng đều đươc độc giả ngưỡng mộ và chia sẻ.
DeleteTrong việc dịch thuật, có rất nhiều vấn đề phải cân nhắc bạn à. Ngoài việc sử dụng ngôn từ cho phù hợp, thì việc cân nhắc và phân giải ý tứ của tác giả (người viết) rất quan trọng. Tức là phải làm thế nào đưa được suy nghĩ của người đọc hòa nhập vào với thực tế của thời cuộc lúc bấy giờ. Có như vậy mới thu hút sự chú ý của người đọc đến giây phút cuối. Gây cho người đọc có cảm giác là Càng đọc càng thấy hấp dẫn.
Đồng thời đối với JVJ thì còn phải lựa chọn ngôn từ cho thích hợp với mọi người đọc. Ví dụ: kiến thức văn hóa của bạn đọc sinh sống ở VN khác với người VN sinh sống ở nước ngoài.
Thực ra, JVJ không phải là nhà văn cũng không phải là nhà dịch thuật chuyên nghiệp. Cho nên bạn Sam nhận xét rất đúng. Mình phải tốn nhiều công sưc và thời gian nhiều lắm. Bù lai, mình thấy rất vui vì đã được đền bù xứng đáng qua những nhận xét, bình luận và chia sẻ rất ư nhiệt tình của mọi người, trong đó có bạn Sam Duong.
Một lần nữa xin đa tạ và chúc bạn cùng gia đình luôn vui khỏe và thành đạt, may mắn... <3
Commentaires sur FB:
ReplyDeleteSam Duong. Cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của anh. Cũng xin chúc anh va gia đình một năm mới tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc viên mãn.
Rất trân trọng những lời chia sẻ của anh, một dịch giả kiên trì có tâm, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc dịch thuật để người đọc thấy thông suốt, trôi chảy cứ như được đọc bản gốc vì biết dùng ngôn từ sát với ý của tác giả.