AN NAM PHU MỘ
SỬ THI
Thơ viết về đề tài lịch sử của người Phu mộ
Việt Nam Tại Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu)
Jean
Vanson biên soạn và lên trang Blog
KNgười lao đông phu mộ làm việc trong đồn điền dừa ở Tân đảo.
LỜI
NÓI ĐÂU
1920-2020. Nhân
dịp chuẩn bị kỉ niệm 100 năm sắp tới về sự hiện diện của người Phu mộ Việt Nam
đầu tiên đến Tân đảo theo diện hợp đồng lao động chính thức (Engagés
sous-contrat officiel) và sự tiến triển của các thế hệ con cháu các Cụ sau này
tại Vanuatu cũng như ở Việt nam và các nơi khác.
Lão Văn xin mạn phép kể truyện trăm năm bằng bài thơ lục bát dài viết về
đề tài lịch sử nhằm tưởng nhớ và vinh danh các vị Tiền bối. Đồng thời để kỉ niệm trang sử vẻ vang về cuộc đời tha phương muôn vàn chông gai của
các cụ phu mộ chân đăng Việt Nam đi lao động kiếm miếng cơm manh áo ở xứ Tân đảo
thời xa xưa và sự tiếp bước của con cháu hậu duệ của các Cụ cho đến ngày nay.
Trong bản luận án của bà Frederique Tailhade "La colonisation des Nouvelles Hebrides et
les Indochinois" có nêu câu nói bất hủ của một số chủ đồn điền cỡ lớn ở
Tân đảo. Họ thừa nhận :
« Les Nouvelles-Hébrides ont été faites par les VIET »
(Chính người Việt Nam đã xây dựng
nên đất nước Tân đảo)
Xin mời quý vị đón đọc vần thơ sau đây.
Thành tâm kính viếng hương hồn
các vị Tiền bôi.
Phần một – Tự nguyện đi Tân thế
Khởi nghiệp…
Ai bảo đi Tây là khổ,
Văn minh sung sướng, giấc mơ làm giầu.
Chẳng may số
phận hầm hiu,
Đưa đẩy vào
chốn di cư vô bờ.
Bụng đói đầu
gối phải bò,
Xẩy nhà thất
nghiệp, mối lo khôn cùng.
Vận may cũng
được trời thương,
Cùng bè cùng
thuyền, bão bùng xá chi.
Tân đảo xa tắp
phương trời,
Phì nhiêu mầu
mỡ, đất đai bạt ngàn.
Vì chưng thiếu
hụt người làm,
Dân người bản
xứ, dầy ăn mỏng làm.
Đất kia khai
phá hồi hôm,
Hai tuần nửa
tháng, cỏ trùm rừng xanh.
Bất lực điền
chủ xoay quanh,
Lao động người
Việt, chủ khen cần cù.
Bắc kỳ nạn
đói lu bù,
Chủ Tây một
chuyến, công du thăm dò.
Chính phủ
bào hộ đắn đo,
Kết quả hiệp
định, vòng vo luận bàn.
Thỏa thuận
kí kết nhiều bên,
Tuyển dụng phu
mộ, đi Tân đảo này.
Chân đăng mỏ
kền an bài,
Đảo dừa còn
thiếu, cần ngay nhiều người.
Trăm năm một
chín hai mươi, (1920)
Ngàn người
đăng kí, mười người gọi danh.
Nhà nông,
lao động đã đành,
Công nhân
trí thức, cũng giành mưu sinh.
Thực tình,
mình tự buộc mình,
Vì chưng
nghèo đói, dứt tình ra đi.
Thân trâu đã
chẳng ra gì,
Vấp phải kiếp
ngựa, phận này đắng cay.
Vì chưng điều
khoản đi Tây,
Lương bổng hợp
đồng, ưu đãi cao sang.
Dân tình thấy
vậy cũng ham,
Đằng nào
cũng chết, bận tâm làm gì,
Hơn thiệt
tính nước ra đi,
Trời thương
Đất mến, gặp thời vận may.
Người Tây
chính sách cũng hay,
Văn minh
nhân đạo, không ai sánh tầy.
Nguồn cơn…
Vì chưng lụt
úng tháng ngày,
Làm không
người mướn, cấy cầy ai thuê.
Đói cơm rách
áo ê chề,
Ăn xin ăn
mày, đổ về khắp nơi.
Sưu cao thuế
nặng tơi bời,
Trốn đâu cho
thoát, cuộc đời lầm than.
Địa chủ với
lũ tham quan,
Khinh người
như rác, dân lành thác oan.
Cũng mong
thoát cảnh nghèo nàn,
Giao kèo điểm
chỉ, làm ăn xứ người.
Dân nghèo
mong muốn đổi đời,
Kiến an Nam
định, xa vời Quảng uyên,
Hà nam, Thái
binh, Hưng yên,
Hải dương, Ninh
bình, Thái nguyên quê nhà.
Gian truân
trên đất người ta,
Sáu Kho bến
Cảng, trẻ già cùng nhau.
Vận may kẻ
trước người sau,
Ký kết giao
kèo, lên tầu viễn dương.
Vì đâu gia cảnh
ly hương,
Gạt dòng nước
mắt, khóc thương quê nhà.
Đại dương một
tháng bôn ba,
Lênh đênh
sóng biển, Đất xa Trời gần.
Xa nhà khổ
đã vô vàn,
Dân cầy vượt
biển, gian nan hết lời.
Tháng ròng rồi
cũng đến nơi,
Núi non
trùng điệp, tả tơi cõi lòng.
Cũng đành nhắm
mắt xuôi dòng,
Đề-bô là chốn,
tập trung đi về.
Vợ chồng
mong giữ lời thề,
Đến đây chịu
cảnh, phu thê đôi miền.
Vợ buộc ở lại
đất liền,
Chồng đi xa
tắp, tận miền đảo xa.
Thân phận
nương xứ người ta,
Trót làm nô
lệ, kêu ca động Trời.
Khóc than
cũng chẳng làm chi,
Trời cao chẳng
thấu, quan thì làm ngơ.
Phá rừng sáng
tối bơ phờ,
Khoán làm
không đủ, còn nợ cúp lương.
Nay đau mai
yếu khôn lường,
Chủ nghi giả
vờ, chẳng thương đâu nào.
Khí hậu khắc
nghiệt lực hao,
Nhà thương
chưa tới, lạc vào nghĩa trang.
Đồn điền chữa
chạy thuốc thang,
Kí-ninh sốt
rét, bệnh nặng tiêm mông.
Chủ dùng cai
kí đốc công,
Roi vọt đấm
đá, tâng công với thầy.
Cai kí đòn
ác hơn thầy,
Giun đạp cũng
quắn, huống chi là người.
Tháng ngày sống
với lũ người,
Lòng lang dạ
thú, một loài thực dân.
Man di mọi rợ
trăm phần,
Hung thần ác
bá, bạo tàn sớm trưa.
Phá rừng cuốc
đất trồng dừa,
Mức khoán
không đủ, thiếu thừa trừ lương,
Sức vóc suy
yếu cùng đường,
Bón mươi
thành “cụ”, thảm thương vô cùng.
Năm năm mãn
hạn khoan dung,
Mấy người tiền
có, vui mừng về quê.
Kẻ khó bấn
bíu trăm bề,
Điểm chỉ
thêm khóa, ngày về vời xa.
Vẫn mơ giấc
mộng Nam kha,
Trở về Đất Tổ,
hằng hà tiền vô.
Vận may cũng
chỉ mơ hồ,
Gia hạn nhiều
khóa, cơ đồ thấy đâu.
Trải qua cuộc
đời bể dâu,
Chân đăng
phu mộ, đêm thâu não nùng. (l)
Quạnh hiu sống
với núi rừng,
Dừa cao xanh
ngát, thân cùng ra ma.
Cơm hẩm thịt
muối dưa cà,
Gân bò nắm đấm,
roi da lưng oằn.
Da vàng nô lệ
thế gian,
Đích thị Tân
đảo, rõ ràng không sai.
Phần Hai
Mất tên…
Nhập cư chưa kịp an bài,
Tên họ bị mất. số cài thay tên.
Xăng
toa, xăng cát đầu tiên, (Cent trois, cent quatre)
Ghi
danh điểm chỉ, chủ liền ra tay.
Không may số chẳng ra gì,
Xăng-tô Ê-bì, Ma-lì phải đi. (Ma-lì
= Malicolo)
Đảo
xa là chốn man di,
Rừng
thiêng nước độc, chủ lấy vợ đen.
Bộ lac ăn thịt người (canibalisme) ở Tân đảo xưa.
Đốc
công cai kí anh em,
Thân
hình lực lưỡng, trâu điên không bằng.
Con
cháu của lũ người rừng,
Chuyên
ăn thịt người, sống cùng cỏ cây.
Một
đòn chí mạng ra tay,
Cu-li
phu mộ, thân này bệnh mang.
Nhẹ
thì đi đến nhà thương,
Nặng
thì cho về, hồi hương tức thì.
Cớ
đâu chủ lại ác tai,
Không
theo điều khoản, đã ghi hợp đồng.
Vì
chưng đắt đỏ nhân công,
Thiên
tai thua lỗ, mùa màng thất thu.
Tính
ra suốt sáu năm đầu,
Chủ
phải bù nợ, âu sầu lo toan.
Nẩy sinh tính khí bất an,
Cục cằn thô lỗ, đánh càn cu-li.
Bản đồ phía Nam đảo Santo - Malo - Ao rê - Aiss ...
Xăng-tô có đồn điền My,
Ác-bi-lô
xa tắp, Sa-bi lại gân, (Chapuis)
U xà cho đên Ăng-ghền (Houchard – Hagen)
Sở Đờ-bi-sạt, Gạc-đền đường xa (De Béchade – Gardel)
Ao-rê
Mã-lô Ra-tà, (Aore – Malo – Ratard)
Sì-môn-sen,
Sù-rên-đa tù mù. (Simonsen-Surrenda)
Từ
đảo A-ít, Sa-rà-u-tu, (Aisse – Saraoutu)
Bao
nhiêu thân phận, hận thù khắc ghi.
Đảo
kia xa chốn quan sai,
Thân
tan thịt nát, như loài ngựa trâu.
To gan thưa kiện thấy đâu,
Tật
mang tiền mất, âu sầu bi quan.
Những
ai có phúc có phần,
A-le
Mi-tít, Đờ-găng Vi-là.
Cô-lạc-đô
cho đến Tiêu-ma,
Điều
kiện sính sống, cũng là khá hơn.
Bản đồ đảo Ê-pha-tê (Efate) thủ đô là Port Vila.
Thương
thay số phận hẩm hưu,
Chủ
thì bạo hành, trăm điều ác tai.
Đảo
xa là chốn khổ sai,
Gốc dừa vùi lấp, bồng lai an bài.
Thôi thì chữ mệnh chữ Tài,
Khắc ghi bia mộ, mờ phai cõi trần.
Miếng cơm manh áo gạo tiền,
Cũng đành nhăm mắt, đưa chân đường cùng.
Vùng lên…
Một chín hai chín (1929) vẫy vùng,
Vỡ bờ tức nước, đường cùng ra tay.
San-tô ngậm đắng nuốt cay,
Vụ Mã-lô Bát một ngày âm vang, (Malo Pass)
Diệt ngay tên chủ bạo tàn,
Sinh linh thác xuống, nỗi oan giải liền.
Lẫy lừng vang tiếng khắp miền,
Một đòn cảnh tỉnh, gông xiềng đập tan.
Máy chém vô cảm thác oan,
Sáu đầu lìa xác, vùi thân một mồ.
Chính quyền câm xây bia mộ,
Nhằm xóa dấu vết, xanh cỏ vô danh.
Bốn sáu cộng đồng đấu tranh, (1946)
Được xây lăng mộ, vô danh anh hùng.
Gần đây tên tuổi tỏ tường,
Nhờ ông Ngô Vũ, truy lùng nhiều năm.
Bấy lâu sống cảnh lầm than,
Tự do chân lý, sẵn sàng đấu tranh.
Giới chủ khiếp sợ một vành,
Cu-li phu mộ, tiếng danh vang rền.
Nghĩa địa khắp các đồn điền,
Đảo nhỏ đảo lớn, không tên mộ nhiều.
Hoang tàn cỏ mọc tiêu điều,
Từ Nam chí Bắc, ít nhiều ngàn ngôi.
Nghĩa trang người Việt nam ở Port Vila quay về phương Bắc
Vong linh thác xuống hỡi ôi,
Rừng dừa xanh cỏ, đời người quạnh cô.
Thân tàn nấp bóng hư vô,
Trăm năm còn đó, bia mộ ghi danh.
Vi-là
lớn nhất nghĩa trang,
Trên
ba trăm mộ, thảng hàng Bắc phương.
Mê-lê
Mông-mác thánh đường,
Quy
tụ phu mộ chân đăng chầu trời.
Công
bằng minh xét đôi lời,
Nguyên
nhân tật bệnh, lìa đời thác oan.
Cai
chủ hành hạ đã đành,
Bệnh
tật sốt rét, sốt vàng, thuốc đâu.
Kiết lỵ, thổ tả, ho lao.
May đố-tờ Thái họ Đào ra tay. (BS Đào Văn Thái 1939)
Tìm bệnh do muỗi truyền lây,
Giảm trừ tai họa, cứu người phu phen.
Nghĩa
địa đất Thánh Mi-sên, (Saint Michel Santo)
Hàng
trăm vong mộ, phận yên cuộc đời.
Giấc
mơ ấp ủ một thời,
Mơ
miền đất hứa, mộng trời phương nam.
Lao động vất vả gian nan,
Chiên tranh bùng nổ, gián đoạn hồi hương.
Lại lâm cảnh ngộ vô thường,
Nay no mai đói, Thiên đường còn xa.
Bỗng dưng…
Trăm năm một chín bốn ba, (1943)
Lính Mỹ xuất hiện, rõ là cứu tinh.
Tự do bình đẳng phồn vinh,
Xây bia tưởng niệm, vinh danh nhiều đời.
Cùng nhau xây dựng cổng trời,
Mê-lê đất thánh, rạng ngời giáo dân.
Cổng chào Lễ đài tri ân,
Lịch sử văn hóa, danh rạng dân Nam.
Cũng nhờ lĩnh Mỹ vấn an,
Tân đảo trù phú, bảo toàn an ninh.
Bỗng dưng phút chốc vượng thịnh,
No cơm ấm áo, văn minh cuộc đời.
Rủi may chỉ có một thời,
Cơ vận thay đôi, cuộc đời đổi thay.
Hàn vi rồi cũng có ngày,
Nguồn vui chưa thỏa, đến ngày phải lo.
Mộ ông Nguyễn văn Tráng và ông Mai viết Túc
(ảnh do anh chị Đinh Ninh và Hoang Lan chụp tại Ra-tà Santo)
Một chin bốn nhăm (1945) còn đó,
Ra-tà biểu tình, súng nổ đầu rơi.
Quan Tây giết hại hai người,
Ông Tráng ông Túc, thêm người thương vong.
Chính quyền xử cũng như không,
Thủ phạm run sợ, chạy trốn về Tây.
Đất Trời đâu thấu oan này,
Nỗi oan thác xuống, đắng cay muôn phần.
Nối liền vụ án phũ phàng,
Giết ba phu mộ, thảm thương vô cùng.
Ác-bi-lô tên chủ hung hăng,
Đã bị đền tội, tại hang núi rừng.
Chúa đảo tên Nà-tô-reng,
Quái ác vô độ, tột cùng dã man.
Đầu rơi thân xác chẳng toàn,
Hai anh em ruột, họ Trần liên can.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi phần một và phần
hai. Xin mới quý vị xem tiếp phần bà và bốn trong kì tới. Xin chúc mọi người
vui khỏe, may mắn, an khang, hạnh phúc.
Chân dung người phu mộ VN ở Tân đảo tập trung trong dịp Ngài Thanh tra lao động đi kinh lý.
Xin tóm lược lịch sử tha phương của
người phu mộ đến Tân đảo.
Trên thực tế, sự có mặt
của người VN ở Tân đảo sớm hơn nhiều. Theo dòng lịch sử, họ là những người tù
khổ sai chung thân bị lưu đầy ở Tân Thế giới (New Caledonia) từ năm 1891. Trên
chuyến tầu Xê-ri-bông từ Côn đảo đến Noumea, gần 800 con người. Trong đó có khoảng
trên dưới 80 người là phu mộ có hợp đồng lao động chính thức được tuyển chọn và
phân bổ đến làm việc trong các mỏ côm, mỏ kền.
Khoảng từ đầu năm 1900,
một số tù khổ sai đã được thuyên chuyển từ Noumea sang Tân đảo (New Hebrides)
làm việc trong một số đồn điền ở đảo Ê-pha-tê (Efate) và Xăng-tô (Santo).
Chân dung một người tù khổ sai tại Tân đảo
Căn cứ vào trích dẫn
trong bản luận án tiến sĩ của bà Frederique Tailhade (La colonisation des
Nouvelles Hebrides et les Indochinois), thì ở đảo Xăng-tô có đồn điên nọ đã sửu
dụng người cai tông-ki-noa trong việc quản lí, điều hành công viêc và trông coi
người làm. Đồng thời căn cứ vào tài liệu của Tòa án hỗn hợp Port Vila, đã kết
án ông Nguyen Van Hoi năm 1911, về tội danh bán rượu lậu cho người dân bản xứ. Thì
chúng ta thấy rõ ràng là các vị đó là người Việt nam đầu tiên đến Tân đảo. Các
điền chủ đều thừa nhận khả năng làm việc cũng như tính cần cù nhẫn nại của người
Việt nam thời đó. Một số người tù còn
thông thạo cả tiếng Pháp và đã được chủ
trọng dụng trong rất nhiều việc. Đó cũng là một trong nhiều lý do khiến các điền
chủ đã quyết định lựa chọn tuyển mộ nhân công người Bắc kì. Ngoài những tính tốt
kể trên thì lương bổng rẻ mạt và các điều khoản sinh hoạt đơn giản cũng là yếu
tố quan trọng trong việc quyết định tuyển mộ nhân công từ Việt Nam.
Ông Phùa (LG Frouin) và gia đình tại Tagabe Tân đảo
Theo nhiều nguồn tin thì
có một số ít điền chủ là những người có khả năng đầu tư mua bán khai thác đất
đai ở Tân đảo. Họ đến từ Pháp và New Caledonia. Ở đảo Efate có mấy điên chủ
nguyên là luật sư như các ông Đờ-găng (Des Granges), ông Bi-dôn (Pujol), ông
Phùa (LG Frouin), ông Đờ Bê-vin (De Preville) v.v... Còn lại, đa số các chủ đồn
điền xưa ở Tân đảo nguyên là tù khổ sai đã mãn hạn, thay vì được hồi hương về
Pháp thì họ đã được phân bổ về các đồn điền hẻo lánh ở Tân đảo. Việc này đã được
ghi nhận là hành dộng nhân đạo của Nhà nước Pháp. Đồng thời lại là biện pháp quản
thúc. Họ bị giam lỏng ở một nơi xa xôi gần như cách biệt với thế giới. Đó cũng
là nguyên nhân tại sao đa số các điền chủ lấy vợ da mầu người bản xứ. Và cũng
là lý do tại sao các cai và đốc công trong các đồn điền đa số là người da mầu.
Vì họ là những người anh em, thân thuộc bên họ nhà vợ của chủ. Mà cho đến nay,
con cháu hậu duệ của họ còn khá đông ở Vanuatu cũng như các nơi khác trên thế
giới.
Do công nhân người bản xứ
không đáp ứng được nhu cầu khai thác và sản xuất trong đồn điền. Cộng với việc
thiếu hụt nhân công do người Anh tuyển mộ đưa sang Úc và quần đảo Fiji trồng
mía. Đầu năm 1920, ông Lăng-xông (Lançon), điền chủ người Pháp,
là người đầu tiên đã trực tiếp về Việt nam tuyển dụng 65 nhân công cho đồn điên
của ông tại đảo Ê-pi. Thực ra trước đó họ đã tuyển dụng công nhân từ Bắc Phi,
cũng là thuộc địa của Pháp. Nhưng không đạt yêu cầu.
Ngày 31/8/1920, con tầu
Xanh Phăng-xoa Xa-viê (Saint Francois Xavier) đã chuyên chở trên 500 người phu
mộ từ Hải phòng đến Noumea. Sau đó tầu Pacific của Úc đã chở 165 người Bắc kì từ
Noumea đến Port Vila Tân đảo theo diện hợp đồng lao động chính thức. (Theo nguồn
tin của tờ báo « Les annales coloniales).
Theo thống kê không
chính thức của Phòng tuyển dụng nhân sự thuộc địa, tính từ năm 1920 đến năm
1939 đã có 21.945 người lao động Việt nam đến Tân đảo và trở lại Hải phòng.
Trong số này, cần lưu ý là có trên một ngàn người đã không may bị tử vong phải
nằm lại vĩnh viễn, rải rác trên khắp các đảo. Người ta gọi đó là cuộc di dân tập
thể của một khu vực này sang khu vực khác (La diaspora des peuplades).
Theo nhiều nguồn thông
tin khác thì ở đảo Efate, nơi đặt bộ máy chính trị và quản lý hành chính của
hai nước Anh Pháp, hầu như không thấy ghi nhận vụ bạo động trong các đồn điền
nào cả. Cuộc sống của người lao động Bắc kì cũng được đảm bảo. Nhưng ở các đảo
xa như Santo, Malakula, Ê-pi v.v… thì nhiều vụ bạo động đã xẩy ra. Có vụ nghiêm
trọng như Malo Pass, Ác-bi-lô, Ra-tà ở Santo, No-súp, Ê-pi v.v…
Những tử tù liên can trong vụ án Malo Pass năm 1929
Như chúng ta đã biết :
đa số điền chủ ở các đảo hẻo lánh đều xuất thân từ tù khổ sai. Cộng thêm việc
quản lý sơ khai, việc thiếu hụt nhân công, và sau này là việc tuyển mộ nhân
công từ VN quá tốn kém. Rồi mùa màng thất bát do khí hậu thời tiết khắc nghiệt,
giông bão triền miên dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ. Theo các thống kê quyết
toán hàng năm thì cho đến năm thứ sáu, nhiều điền chủ vẫn còn bị treo nợ ở ngân
hàng.
Bản thanh quyết toán năm thứ sáu của một đồn điền ở Tân đảo.
Bởi vậy, ngoài yếu tố về
bản chất của những người đã từng nếm mùi vị khắt khe trong các trại giam ngục
tù, thì việc điền chủ trở nên tiêu cực, cục
cằn và thô lỗ đối với người làm là một điều không thể tránh khỏi. Dẫn đến tình
trạng điền chủ buộc phải nâng mức khoán từ 200 kg cùi dừa lên 300, có nơi lên tới
gần 400 kg cho một nhân công mỗi ngày. Nhưng vẫn giữ nguyên lương, trừ trường hợp
vượt mức khoán. Ngược lại, khi không đủ mức khoán sẽ bị khấu trừ ngay vào
lương. Biện pháp đó đã giúp điền chủ cứu vớt tình trạng khủng khoảng kinh tế.
Nhưng cũng đã làm cho tình trạng sức khỏe của người lao động giảm sút nhanh
chóng và đời sống của họ chật vật thêm.
Phải đốt cỏ và cây rừng để xua đuổi muỗi trong đồn điền
Do điều kiện làm việc
quá sức, ăn uống không đảm bảo nên nhiều người đã bị mắc bệnh. Ngoài việc bị
hành hạ về thể xác, thì khí hậu và bệnh lỵ dịch tả, bệnh sốt rét do muỗi
a-nô-phen đã làm nhiều người chết oan ngay trong các đồn điền. Năm 1939, ông đốc-tờ Đào văn Thái, người Hà
nam Phủ lý đã cùng với các giáo sư Roncin và Herivault cùng nghiên cứu nguồn gốc
của bệnh sôt rét và đã tìm ra nhiều biện pháp để ngăn chặn và chữa trị căn bệnh
hiểm nghèo này.
Mục đích về chính sách của
nhà cầm quyền thuộc địa lúc đó là mong muốn người lao động Việt nam định cạnh định
cư lâu dài ở Tân đảo. Họ vừa giảm được chi phí tuyển dụng nhân công mới, giảm
chi phí đài thọ và chi phí vận chuyển. Cái lợi to lớn hơn là nếu giữ được những
công nhân cũ sẽ giảm bớt được thời gian đào tạo do họ đã quá quen với công việc
và khí hậu sau 5 năm hợp đồng. Họ cũng đã nghĩ đến ngày nào đó dân bản địa bừng
tỉnh sẽ đòi độc lập, mà có lực lượng đông đảo người VN làm hậu thuẫn thì sẽ có
lợi cho chính quyền đương nhiệm nhiều hơn.
Thậm chí nhiều ông chủ
đã gạ gẫm công nhân là nên ở lại tiếp tục làm việc sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm
chí nhiều điền chủ còn hứa sẽ thanh toán vé tầu đi về cho người nào thích về
thăm quê hương bản quán. Họ nghĩ là người Việt cũng giống như người Tây, người Tầu,
người Nam đương, người Nhật v.v... Hễ cứ đất lành thì chim đậu. Nhưng họ đã nhầm.
Tư duy của người VN thời
kì xa xưa rất đặc biệt. Đi làm ăn ở đâu cũng được, nhưng nhất thiết cứ phải
quay trở về quê hương nơi cắt rốn. Các cụ lúc đó chỉ sợ là nếu có tầu mà không
về được thì rồi chẳng biết bao giờ mới có cơ hội trở lại quê hương. Sợ nhất là
thân già phải vùi gốc dừa. Tình yêu của các cụ đối với quê hương đất nước lúc bấy
giờ thật vô cùng thiêng liêng và nồng nhiệt. Khác hẳn vời người VN thời đại
ngày nay. Của đáng tội, nói đi nói lại chẳng qua nói thật. Vì trước năm 1940, một
số người phu mộ đã hết hạn hợp đồng quay trở lại VN, và đã tìm cách kí kết hợp
đồng mới để trở lại Tân đảo làm ăn. Thời đó mà các cụ đã có đầu óc nhìn xa và
thông minh tuyệt vời. Tuy vậy, sau nhiều khóa, có cụ đã định cư ở lại Tân đảo
và cũng có cụ trở lại VN vĩnh viễn.
Quân đội Nhật hoàng tại Hải phong năm 1940
Tới năm 1940, do tình
hình chiến sự nổ ra nhiều nời trên thế giới, trong đó có quân đội Nhật hoàng
làm bá chủ Đông dương. Chính phủ bảo hộ gặp khó khắn. Việc tuyển dụng và hồi
hương phu mộ bị đình hoãn. Người lao động phu mộ VN bị mắc kẹt vì không có tầu
hồi hương. Người công nhân bên Tân thế giới đã tự đặt cho mình cái tên
« chân đăng » mà nhà văn Jean Vanmai đã dịch sang tiếng pháp là
« pieds liés » tức chân bị trói. Vì thấy rằng không có tầu hồi hương
là đồng nghĩa với việc sẽ vĩnh viễn bị cột chặt cuộc sống nơi đất khách quê người
nay rồi.
Trên thực tế. ở Tân đảo sau
năm 1945, một số phu mộ hết hạn hợp đồng đã tự đi tìm chủ mới để làm việc. Đồng
thời cũng có người mạnh dạn hơn đã dám kí kết hợp đồng tay đôi với chủ. Hoặc
làm khoán hoặc chủ cho thuê đất canh tác với những điều khoản có lợi cho cả đôi
bên. Có người đã tự đi làm nghề tự do : cắt tóc, thợ may, thợ giặt
là, mở cửa hàng buôn bán, tậu xe chạy tắc-xi.
Thậm chí có người dám nhận thầu khoán xây dựng nhà cửa hoặc mua tầu nhỏ chạy
các đảo để buôn bán hoặc chở khách vân vân và v.v… Nhiều người trở nên giấu có.
Thời kì sau năm 1945, người Việt thương dùng loại xe Jeep Mỹ để kinh doanh.
Nhưng không hiểu sao,
không có cái gì có thể níu kéo người Việt ở lại định cư nơi đất lành chim không
đậu này. Dứt khoát là phải đấu tranh bằng được hồi hương về cố quốc. Nơi chôn rau
cắt rốn mới là quê hương của các cụ. Lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước
quá cao. Hầu hết mọi người đều chung một mục tiêu phấn đấu, không gì có thể
ngăn cản được. Có nhiều người còn có ý nghĩ kì lạ là phải về nước đê chung lưng
đấu cật với đồng bào đánh trả bọn thực dân xâm lược. Nhưng sau này, đến khi có
tầu hồi hương, một số người đã xin ở lại với vô vàn lý do chính đáng. Và cuộc sống
vẫn tiếp diễn. Người ở cũng như người về. Cũng vẫn phải làm để ăn. Cũng vẫn phải tính toán lo
toan cho cuộc sồng thường ngày. Cha mẹ đi đâu con theo đấy. Tình mẫu tử là một
trong những nét văn hóa truyền thống tuyệt đẹp của người Việt chúng ta.
Vâng. Thưa quý vị ! Cái hay cái dở của cuộc sống đã đi
vào dĩ vãng của lịch sử. Sau khi hồi hương, mỗi người ít nhiều đều nếm trải
hương vị chua chát của chiến tranh, của cuộc sống thiếu thốn đủ mọi thứ. Đã từng
biết thế nào là sự khốc liệt của cái sống và cái chết giữa làn bom đạn. Và cũng
đã từng nếm đủ mùi vị ngọt bùi của quê hương là chùm khế ngọt. Nhưng rồi mọi thứ
cũng đã qua đi. Môt chân trời mới lại rộng mở.
Vậy cuộc sống của những người may mắn ở lại nơi đất lành có
khá hơn không ? Tất nhiên là có. Nhưng không phải ai cũng đều gặp may mắn
cả đâu quý vị à. Dăm-bông, xúc xích, cao lương mỹ vị chảng thiếu. Nhưng thiếu
tiền thì cũng đành chịu. Chẳng dám ngó chứ chưa nói đến mua. Sống ở nước ngoài
cũng phải cật lực làm ăn, bon chen lam lũ. Ở VN rât ít bà con làm việc từ 4 giờ
sàng đên nửa đêm gà gáy. Nhưng ở nước ngoài thì đó là công việc bình thường
hàng ngày do điều kiện ràng buộc.
Bây giờ đây, nhiều lớp thế hệ kế tiếp đã sống với quá khứ
và đang sống trong hiện tại. Trong đó có chúng ta. Mỗi người có cuộc sống riêng
tư. Có người thành đạt giầu có, khỏe mạnh phong độ và cũng có người đang trong hoàn
cảnh khó khăn thiếu thốn bệnh tật. Từ xưa đến nay vẫn thế và cả sau này cũng vẫn
vậy. Các cụ thường nhắc : « Khéo ăn thì no. Khéo co thì ấm ». Của
cải vật chất Thượng đế rải đều khắp nơi khắp chốn. Ai gặp vận may thì nên cơ đồ.
Ai không may thì đành ngồi thở dài. Rồi rốt cuộc, khi đã nhắm mắt xuôi tay thì
giầu nghèo đâu còn ranh giới.
Vâng. Truyện trăm năm có đầu nhưng chưa có đuôi. Chỉ mong rằng,
mỗi khi gặp lại gia đình, bạn bè thân quen chúng ta đều vui mừng, hồ hời lao
vào nhau, ôm chặt lấy nhau, nở nụ cười rạng rõ như hoa mùa xuân. Hoặc giả, lúc
đó có thể chúng ta cũng sẽ có người đã phải chống gậy, lưng gù tay run, mồm móm
mém. Những kí ức xưa dội lại cứ như trong sương mù. Cái nhớ cái không… Đó là
chuyện của ngày mai chưa nhìn thấy.
Nhớ lại lời các cụ kể : thời nô lệ, ai may mắn mới được
tuyển chọn đi làm phu phen ở nơi cùng Trời cuối Đất. Tại sao có người đi làm
cu-li phu mộ chỉ sau một khóa 5 năm, khi hồi hương về quê đã tậu được nhà cửa
ruộng vườn trở nên giầu có. Nhưng cũng có nhiều người khó khăn, tái hồi đăng kí
hết khóa này đến khóa khác vẫn cứ nghèo rớt mồng tơi… Chẳng duy tâm thì cũng phải
tin là có số.
Của cải vật chất ở khắp nơi khắp chốn. Ai may thì hưởng...
Truyện một ngày, một tháng, một năm cũng đã vô vàn phức tạp.
Thế mà chúng ta lại muốn nói chuyện về truyện trăm năm, thật « hoang đường ».
Biết thế. Nhưng cũng đành. Thôi thì biết đâu kể đấy, nghe gì ghi nấy. Mong rằng
mọi người có sự cảm thông sâu sắc, giúp đỡ tác giả hoàn tất công việc bằng cách
góp ý xây dựng một cách cởi mở và chân thành.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi phần một và phần
hai. Xin mới quý vị xem tiếp phần ba và bốn trong kì tới. Xin chúc mọi người
vui khỏe, may mắn, an khang, thịnh vượng.
Xin được liên lạc với chủ blog về bài viết "chân đăng" - xem bài viết trên mạng như https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=25016 ...
ReplyDeleteNguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com
Rất hân hạnh và xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Cung Thông đã quan tâm chia sẻ.
DeleteĐia chỉ liên lạc của tác giả Blog Tân đảo xưa và nay:
jeanvandai@hotmail.com hoặc jeanvanson68@gmail.com
Chúc ông và gia đình vui khỏe hạnh phúc...
Thưa chủ blog, người Việt (phạm nhân/condamnés) đã đến Nouvelle Calédonie từ những năm 1868:
ReplyDelete1. Trần Văn Hạp (Nam Kỳ/Cochinchine) - sinh năm 1836, chết ngày 12/6/1892 - tàu Néréïde chở qua Nouvelle Calédonie vào ngày 4/5/1868 cùng với một số tù nhân từ Algérie - số đăng ký 1489
2. Nguyễn Văn Xung (Nam Kỳ) - sinh năm 1844 - đi tàu Néréïde như trên - số đăng ký 1488
3. Trần Văn Tường (Nam Kỳ) - sinh năm 1820 - đi tàu Néréïde như trên - số đăng ký 1486
4. Nguyễn Văn Ké (Nam Kỳ) - sinh năm 1834 - đi tàu Néréïde như trên - số đăng ký 1418
5. Trần Văn Lai (Nam Kỳ) - sinh năm 1849, chết ngày 16/12/1881 - đi tàu Fleurus qua Nouvelle Calédonie ngày 11/2/1868 cùng với một số tù nhân từ Algérie, Pháp - số đăng ký 1128
Có một số người Trung Quốc bị kết án ở Sài Gòn và cùng bị đày qua Nouvelle Calédonie trên các tàu trên ...v.v...
Nguyễn Cung Thông
(Nhà) +61385222298 (Di động) 0422874335
Cảm ơn chủ blog Jean Vanson đã biên soạn nhiều tài liệu rất hay, tôi đã tham khảo để viết bài về Tân Đảo và Tân Thế Giới, hi vọng các thông tin cập nhật sẽ làm bài viết thêm thú vị hơn ...
ReplyDeleteThân gởi
Nguyễn Cung Thông
Melbourne (Úc/Australia)
Xin chào và chân thành cảm ơn bạn đọc Nguyễn Cung Thông đã ghé thăm Blog và chia sẻ.
DeleteRất hân hạnh có thêm bạn đọc quan tâm, đặc biệt đối với lịch sử xa xưa của người VN đi lao động theo hợp đồng tại Tân đảo và Tân Thế giới.
Xin tự giới thiêu: Tác giả Blog không phải người Tân Thế giới (New Caledonia) mà là người sinh ra ở Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu).
Những bài viết và hình ảnh đăng tải trên Blog Tân đảo Xưa và nay đều tập trung về cuộc sống tha phương của các cụ phu mộ xưa và con cháu của các cụ hiện nay. Nhằm giúp cho những ai quan tâm nắm bắt phần nào mà thôi.
Chúc bạn và gia đình vui khỏe và hạnh phúc.